Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 05/12/2023 09:36 (GMT+7)

Hà Nội: Số ca sốt xuất huyết có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao

Theo dõi GĐ&PL trên

Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ ngày 24/11 đến ngày 1/12, toàn thành phố ghi nhận 1.715 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 522 ca. Tuần qua, thành phố ghi nhận 33 ổ dịch tại 13 quận, huyện, thị xã, giảm 16 ổ dịch so với tuần trước đó.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Các địa phương ghi nhận nhiều bệnh nhân trong tuần gồm: Hà Đông (180 ca), Đống Đa (170 ca), Thanh Oai (161 ca), Phú Xuyên (134 ca), Hoàng Mai (109 ca).

Như vậy, tính từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 37.441 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 4 ca tử vong; số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 575/579 xã, phường, thị trấn. Các địa phương có nhiều bệnh nhân gồm: Hà Đông, Thanh Oai, Hoàng Mai, Phú Xuyên, Đống Đa, Thanh Trì. Hà Nội ghi nhận 1.923 ổ dịch sốt xuất huyết, hiện còn 88 ổ dịch đang hoạt động tại 19 quận, huyện, thị xã.

Về kết quả giám sát tuýp virus Dengue lưu hành, năm 2023, Hà Nội ghi nhận 14 mẫu dương tính DEN1, 17 mẫu dương tính DEN2, 1 mẫu dương tính DEN3.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, qua giám sát phòng, chống sốt xuất huyết tại một số ổ dịch trong tuần qua cho thấy, chỉ số BI (chỉ số điều tra số dụng cụ chứa nước có lăng quăng, muỗi vằn) đã giảm dưới ngưỡng quy định. Số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng giảm trong 4 tuần gần đây nhưng vẫn ở mức cao. Do đó, người dân không được chủ quan mà cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Để tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết, thời gian tới, Hà Nội tiếp tục tăng cường giám sát phòng, chống sốt xuất huyết tại các khu vực có ổ dịch; tổ chức điều tra, xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để dịch bùng phát rộng.

Tuần qua, địa bàn thành phố ghi nhận thêm một bệnh nhân mắc uốn ván, nâng số mắc từ đầu năm 2023 đến nay là 25 trường hợp (tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó 3 trường hợp tử vong.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về táo bón chức năng ở trẻ
Táo bón là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Theo thống kê, từ 12-14% trẻ em trên toàn cầu mắc phải táo bón, trong đó phần lớn (khoảng 95%) là táo bón chức năng.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Hoại tử chân do tự ý cho ong châm chữa bệnh
Một bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hoại tử khớp gối, sốt cao, nhiễm khuẩn huyết do tự ý dùng ong châm vào khớp gối và đắp thuốc nam để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.