Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 09/12/2022 15:50 (GMT+7)

Hà Nội phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong năm 2023

Theo dõi GĐ&PL trên

Năm 2023, Hà Nội tập trung phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng năng lực quản trị cho đội ngũ cán bộ quản lý, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT mới.

Theo đó, trong năm 2022, Hà Nội đã tập trung đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường học, chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục được giữ vững. Trong 2 năm 2021-2022, từ ngân sách thành phố đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, Hà Nội triển khai xây dựng, cải tạo trường học để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, hoàn thành 143 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, riêng năm 2022 là 70 trường. Trong bối cảnh dịch Covid-19, thành phố đã thực hiện các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Từ tháng 3/2022, đã tổ chức dạy học trực tiếp các khối lớp từ 7-12. Từ ngày 6/4/2022 đối với các khối lớp 1-6 và từ ngày 13/4/2022 đối với trẻ mầm non và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Đã hoàn thành Trung tâm điều hành thông minh của ngành giáo dục và đào tạo, trong đó tích hợp hệ thống hỗ trợ công tác chỉ đạo điều hành; số điểm điện tử, học bạ điện tử; tăng cường trao đổi thông tin giữa phụ huynh và nhà trường; quản lý, tổ chức các cuộc họp trực tuyến; giám sát thời gian thực hiện qua camera tới cổng, sân trường của trường học; cập nhật thông tin mới về ngành giáo dục và đào tạo... Đã hoàn thành đưa vào sử dụng 2 công trình trường học, tăng thêm 42 phòng học lý thuyết. Ngoài ra, thành phố Hà Nội quan tâm xây dựng trường công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia. Đến hết tháng 9, về công nhận mới trường đạt chuẩn quốc gia, đã công nhận 14 trường; công nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho 7 trường; đánh giá ngoài theo quy trình cho 43 trường.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet.

Về công nhận lại chuẩn quốc gia, đã công nhận lại cho 8 trường; công nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho 5 trường; đang triển khai đánh giá ngoài theo quy trình cho 109 trường. Dự kiến đến cuối năm 2022, sẽ công nhận mới thêm 56 trường, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch công nhận mới 70 trường đạt chuẩn quốc gia.

Về trường chất lượng cao, đến nay đã có 23 trường được công nhận, trong đó 17 trường công lập (7 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 5 trường trung học cơ sở và 2 trường trung học phổ thông) và 6 trường ngoài công lập.

Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Hà Nội là một trong 4 tỉnh, thành phố được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Thực hiện phân luồng đáp ứng nhu cầu học tập cho hầu hết học sinh hoàn thành chương trình trung học cơ sở. Tuy nhiên, tình trạng thiếu đội ngũ giáo viên ở các cấp học cần được khắc phục trong thời gian tới.

Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, Hà Nội tập trung phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tập trung thực hiện tốt 5 nhiệm vụ, 9 giải pháp trọng tâm ngành giáo dục. Tiếp tục xây dựng nâng cao tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia; công nhận mới 81 trường và công nhận lại 50 trường đạt chuẩn quốc gia; công nhận thêm 3 trường công lập chất lượng cao. Tiếp theo, đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; thực hiện hiệu quả mô hình “trường học kết nối”; có thêm 5 trường điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị cho đội ngũ cán bộ quản lý, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đổi mới cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình. Thực hiện tốt công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động. Ưu tiên phát triển các ngành nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực mũi nhọn như: Du lịch, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tự động hóa, số hóa công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dược, mỹ phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, logistics...

Cùng chuyên mục

Hạnh phúc của nghề giáo
Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các giáo viên trẻ đã có những chia sẻ về niềm tự hào và hạnh phúc khi được gắn bó với nghề cao quý này.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.