Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 14/02/2024 08:00 (GMT+7)

Hà Nội: Phấn đấu tỷ lệ giải ngân đầu tư công năm 2024 đạt 95%

Theo dõi GĐ&PL trên

UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tăng cường, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024.

Năm 2024, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công của thành phố Hà Nội là 81.033 tỷ đồng (gấp 1,72 lần so với đầu năm 2023); trong đó đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất là 36.100 tỷ đồng (gấp 2,24 lần so với kể hoạch năm 2023 giao đầu năm).

Dự báo năm 2024 là năm nhiều thách thức, khó khăn đối với thành phố về tỷ lệ giải ngân, về huy động nguồn vốn, về những khó khăn, vướng mắc trong nhiều năm trước chuyển sang.

Vì vậy, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện và các đơn vị liên quan phải có giải pháp quyết liệt ngay từ đầu năm để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 ở cấp thành phố và cấp huyện. Trong đó, tập trung vào các dự án, công trình trọng điểm của thành phố và các dự án được giao kế hoạch vốn năm 2024.

tm-img-alt
Hà Nội phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2024 đạt tối thiểu 95% kế hoạch được giao (ảnh: Vĩnh Hoàng).

Trước mắt, hoàn thành 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 kéo dài sang năm 2024; phấn đấu hoàn thành giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 theo quy định của Luật Đầu tư công. Đồng thời, đảm bảo tiến độ mục tiêu, chất luợng, hiệu quả sử dụng vốn theo đúng quy định của pháp luật; xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp của từng cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư; phân công rõ trách nhiệm chi đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Đặc biệt, phải đề cao kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của các cá nhân, đơn vị liên quan, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn trách nhiệm, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các cá nhân, đơn vị được giao với tiến độ thực hiện giải ngân của từng dự án. Tỷ lệ giải ngân là một trong các tiêu chí quan trọng để xem xét đánh giá, xếp loại cuối năm. Theo đó, Hà Nội phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2024 đạt tối thiểu 95% kế hoạch được giao.

Để đạt được mục tiêu trên, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị cần tập trung triển khai kế hoạch ngay từ đầu năm, tạo chuyển biến rõ nét trong việc thực hiện các công trình trọng điểm và các dự án được bố trí kế hoạch vốn lớn. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện, giải ngân theo từng tháng, chi tiết từng dự án, hoàn thành trong tháng 1/2024, đảm bảo giải ngân hết kế hoạch vốn được giao.

Đối với 35 dự án (gồm 12 công trình trọng điểm và 23 dự án được bố trí kế hoạch vốn lớn khác), các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch triển khai đến từng hạng mục công việc, tập trung thực hiện ngay từ đầu năm; rà soát tổng thể, báo cáo UBND thành phố những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, để xuất, kiến nghị để được chi đạo kịp thời, hoàn thành trước ngày 05/02/2024. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tiếp tục tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch giải ngân 9 tháng đầu năm trong tháng 3/2024 (sau kỳ họp chuyên đề của HĐND thành phố tháng 3/2024).

Đầu năm 2024, thành phố bố trí cho 226 dự án cấp thành phố với kế hoạch vốn là 25.496 tỷ đồng, trong đó, 12 công trình trọng điểm có kế hoạch vốn là 15.869 tỷ đồng, chiếm 62,2% kế hoạch vốn các dự án cấp thành phố và 23 dự án khác được bố trí kế hoạch vốn lón (2.100 tỷ đồng/dự án) với tổng kế hoạch vốn là 5.488 tỷ đồng, chiếm 21,5% kế hoạch vốn các du án cấp thành phố. Tổng 2 nhóm dự án trên chiếm 83,7% kế hoạch vốn các dự án cấp thành phố.

Theo đó, thành phố yêu cầu các đơn vị khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư (gồm các dự án mới và chuyển tiếp) để đủ điều kiện bố trí kế hoạch vốn. Cụ thể, khẩn trương hoàn thiện thủ tục phê duyệt dự án đối với 179 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư; hoàn thiện thủ tục điều chỉnh thời gian thực hiện dự án theo quy định đối với 81 dự án hết năm 2023 là hết thời gian thực hiện theo tiến độ dự án phê duyệt nhưng chưa thực hiện việc điều chỉnh thời gian. Đối với các dự án hỗ trợ ngành dọc, đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án Nhân dân thành phố rà soát, báo cáo cấp thẩm quyền đẩy nhanh phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án… để đủ điều kiện bố trí kế hoạch vốn. Bên cạnh đó, đẩy nhanh thủ tục đầu tư giai đoạn thực hiện của dự án: phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán; phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng( khởi công dự án.

Các sở chuyên ngành được UBND thành phố phân công thẩm định các dự án phải thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư để sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư, kịp thời báo cáo UBND thành phố các khó khăn, vướng mắc. Sở Quy hoạch và Kiến trúc chủ trì hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các vấn đề về quy hoạch, chỉ giới đường đỏ, sớm thẩm định và phê duyệt chỉ giới đường đỏ để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các dự án. Công an thành phố chủ trì hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến cấp phép phòng cháy chữa cháy cho các dự án. Các huyện, thị xã tập trung, khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách thành phổ hỗ trợ mục tiêu chưa được phân bổ kế hoạch vốn từ đầu năm 2024, đảm bảo đủ điều kiện phân bổ tại kỳ họp HĐND thành phố tháng 3/2024.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, các dự án chuyển tiếp, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm cốt lõi của năm 2024. Do vậy, các chủ đầu tư tập trung triển khai các dự án theo đúng tiến độ đã được phê duyệt. Trường hợp không đảm bảo tiến độ, phải chủ động báo cáo thành phố từ sớm để có chỉ đạo và điều hành nguồn vốn phù hợp. Các đơn vị chịu trách nhiệm về việc không thực hiện theo tiến độ, dẫn đến dư cân đối nguồn vốn cho dự án trong kế hoạch năm 2024.

Đặc biệt, các đơn vị phải nâng cao trách nhiệm, tính chủ động, quyết liệt, năng lực trong triển khai thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công của chủ đầu tư. Nhận diện rõ vấn đề, rõ vướng mắc, rõ địa chỉ giải quyết và chủ động phối hợp xử lý các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền, đề xuất các biện pháp khắc phục đối với các khó khăn vượt thẩm quyền (gom cả các dự án các quận, huyện, thị xã được giao làm chủ đầu tư các dự án cấp thành phố). Đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án; quản lý chặt chẽ dự án, tuyệt đối không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; rà soát kỹ đối với các dự án có kế hoạch vốn năm 2023 không giải ngân hết (tính đến ngày 31/01/2024). Thành phố chỉ xem xét, quyết định kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 sang năm 2024 đối với các dự án tại Điều 68 Luật Đầu tư công năm 2019 và Điều 48 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công trên cơ sở các đơn vị báo cáo, chứng minh dự án đủ điều kiện kéo dài vốn. Hoàn thiện thủ tục thanh toán ngay khi có khối lượng thực hiện của dự án và yêu cầu thực hiện việc thanh toán theo thứ tự các nguồn vốn.

Đối với các dự án sử dụng ngân sách thành phố hỗ trợ mục tiêu yêu cầu các địa phương cân đối, bố trí đủ kế hoạch phần vốn ngân sách cấp huyện để đổi ứng cho các dự án xác định hoàn thành trong năm 2024 và các dự án khác theo tiến độ phê duyệt, không được để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản. UBND các quận, huyện, thị xã tập trung đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương và ngân sách cấp thành phố ngay từ đầu năm 2024. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt, có cam kết và chịu trách nhiệm về tiến độ giải phóng mặt bằng; tuyên truyền, vận động, thuyết phục các hộ dân đồng thuận và chấp hành tốt chính sách, chủ trương của Nhà nước.

"Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và chủ đầu tư tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ đề ra; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND thành phố về việc triển khai kế hoạch. Trường hợp có phát sinh vướng mắc báo cáo kịp thời để UBND thành phố xem xét, giải quyết", Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị thành phố Hà Nội, kết quả giải ngân năm 2023 đã có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị số vốn giải ngân cao nhất từ trước đến nay. Đến hết ngày 15/01/2024, lũy kế giải ngân của toàn thành phố là 50.690 tỷ đồng, đạt 88,5% kế hoạch thành phố giao, đạt 108% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm.

Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được, một số dự án vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế; một số dự án sử dụng vốn ODA vướng mắc do gia hạn hiệp định vay, thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư kéo dài, năng lực một số nhà thầu hạn chế; các dự án thuộc lĩnh vực di tích gặp nhiều khó khăn do nhiểu thủ tục đầu tư; sổ lượng dự án chuyển tiếp hoàn thành chưa cao; nguồn thu từ đất của một số quận, huyện còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngân sách của cấp huyện.

Cùng chuyên mục

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Sau khi lấy ý kiến rộng rãi từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 vì phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều vi phạm về đất đai ở Phú Yên
Ngày 9/10, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra 2094/TB-TTCP về trách nhiệm của UBND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra các khuyết điểm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng.
Hà Nội sẽ công khai những người bỏ cọc đấu giá đất
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản gửi tới các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã về công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền. Sau đó, danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phú Thọ: Cần giám định nguyên nhân sự cố sập cầu Phong Châu
Theo Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu, kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu vào 9/9/2024

Tin mới

Làm thủ tục an táng 354 hài cốt phát hiện ở phố Tây Sơn, Hà Nội
Ngày 26/11, liên quan đến việc phát hiện hài cốt ở phố Tây Sơn (Hà Nội), Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Hà Anh Tuấn cho biết, tháng 10/2024, khi UBND phường Quang Trung thực hiện dự án cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn, đơn vị thi công đã phát hiện 354 tiểu sành.