Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 10/12/2020 07:00 (GMT+7)

Hà Nội giảm hơn 6.300 biên chế viên chức năm 2021

Theo dõi GĐ&PL trên

Sáng 09/12, HĐND TP. Hà Nội kỳ họp 18 đã thông qua Nghị quyết về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2021.

Theo đó, Năm 2021, biên chế hành chính của Hà Nội là 9.003 biên chế, giảm 115 biên chế so với năm 2020; biên chế sự nghiệp là trên 135.00 biên chế, giảm trên 6.300 biên chế so với năm 2020.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Theo Nghị quyết về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2021, biên chế hành chính của Thành phố là 9.003 biên chế, trong đó, biên chế công chức là 7.927 biên chế, giảm 115 biên chế so với năm 2020. Số giao đúng theo biên chế của Bộ Nội vụ giao năm 2021, tại Quyết định số 796/QĐ-BNV, ngày 13/10/2020; Lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP là 1.076 chỉ tiêu, giảm 361 chỉ tiêu so với năm 2020.

Biên chế sự nghiệp là trên 135.300 biên chế, trong đó, biên chế viên chức là 116.380 biên chế, giảm trên 6.300 biên chế so với năm 2020, gồm: Giảm trừ từ nguồn biên chế dự phòng còn chưa sử dụng; giảm do chuyển các đơn vị sự nghiệp sang tự chủ để giảm biên chế hưởng lương ngân sách; giảm biên chế viên chức giáo dục khối mầm non; giảm biên chế viên chức tại các trường Cao đẳng nghề; giảm biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp ngoài giáo dục, y tế theo chủ trương tinh giản biên chế; giảm biên chế viên chức theo tỷ lệ tự chủ từ nguồn thu sự nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp y tế đã tự chủ một phần chi thường xuyên.

Ngoài ra, biên chế sự nghiệp còn có Lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 10.464 chỉ tiêu, giảm 405 chỉ tiêu so với năm 2020. Lao động hợp đồng theo định mức: 8.539 chỉ tiêu, giảm 391 so với năm 2020 do giảm cô nuôi theo giảm của số học sinh khối Mầm non.

Nghị quyết cũng đề ra một số giải pháp như: Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 18-NQ/TW, 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc tổ chức, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thường xuyên nắm bắt, làm tốt công tác tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để từ đó lan tỏa tới từng cơ quan, đơn vị và trong toàn hệ thống chính trị.

Triển khai có hiệu quả thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội, tạo sự chuyển biến rõ nét trong quản lý, điều hành của Thủ đô, thực sự hướng tới người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP của Chính phủ; rà soát trùng chéo chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt ở các nhiệm vụ phức tạp, giao thoa, khó phân định giữa các cơ quan, đơn vị. Tập trung các giải pháp đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, đây là nội dung quyết định đến khả năng có tiếp tục giảm biên chế sự nghiệp được 10% giai đoạn 2021-2025.

Tập trung điều chỉnh, phê duyệt đề án vị trí việc làm trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP của Chính phủ, trên cơ sở danh mục khung vị trí việc làm được Bộ Chính trị thông qua và hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Quản lý chuyên ngành; Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới công tác tuyển dụng; nâng cao chất lượng đánh giá công chức, viên chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật lao động; thực hiện thanh tra, kiểm tra công vụ thường xuyên và đột xuất.

Cùng chuyên mục

TRỰC TIẾP: Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc điếu văn, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới".

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.