Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 07/02/2025 12:14 (GMT+7)

Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng

Theo dõi GĐ&PL trên

Nhiều người chủ quan không đi khám, bị mắc cúm A diễn biến nặng, khiến phổi tổn thương tới 50%.

Được đưa tới Bệnh viện Hữu nghị đã 3 ngày nay, bà Hoàng Thị Chiến (78 tuổi, ở huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã tỉnh táo, tiến triển bệnh tốt hơn, nhưng vẫn đang phải thở oxy hỗ trợ.

Bà Chiến xuất hiện tình trạng ho, khó thở từ trước Tết Nguyên đán, nhưng chủ quan cho rằng chỉ bị cảm cúm thông thường, nên tự mua thuốc điều trị tại nhà.

Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng ảnh 1
Bệnh nhân cúm nặng đang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị.

Anh Nguyễn Trung Dũng, người nhà bệnh nhân chia sẻ: “Thấy tình trạng mẹ tôi nặng hơn, đưa mẹ tới viện khám, bác sĩ đã chỉ định phải nhập viện gấp. Trước đó, mẹ tôi tự điều trị cúm tại nhà khoảng 1 tuần, những không những không đỡ, ho ngày càng nhiều, tình trạng khó thở nặng hơn, gia đình đã đưa đến cơ sở y tế thăm khám và được phát hiện mắc cúm A...”.

Tình trạng nặng lên kèm với có nhiều bệnh nền, cụ bà được đưa tới Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị để tiếp tục điều trị.

Chia sẻ về tình trạng của bệnh nhân cúm nặng, BSCKI Nguyễn Thị Thủy, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: “Bệnh nhân có các tiền sử bệnh lý nền như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa động mạch, viêm phổi kẽ nhiều năm. Trước khi người bệnh nhập viện tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị, bà đã được người nhà cho đến các cơ sở y tế khác để thăm khám và đã được xét nghiệm, chẩn đoán mắc cúm A, nấm phổi và vi khuẩn đa kháng”.

Theo BSCKI. Nguyễn Thị Thủy, bệnh nhân này phải thở oxy cao dòng, tình trạng suy hô hấp nặng. Kết quả chụp phim cho thấy tình trạng viêm phổi đã lan tỏa 2 bên. Khi nhập viện tại Bệnh viện Hữu nghị, các bác sĩ đã phát hiện phổi của bệnh nhân bị tổn thương tới 50%. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh tích cực, thuốc kháng nấm, thở oxy, chăm sóc hô hấp.

Hiện tại, bệnh nhân đã có tiến triển tốt lên, không bị sốt, tình trạng ho và khó thở được cải thiện, đã giảm được mức oxy, đã dừng oxy để thở ngắt quãng… Bệnh nhân có tổn thương phổi rộng, mặc dù điều trị tích cực, nhưng đây là trường hợp bệnh nặng, cần phải theo dõi sát để có hướng xử trí kịp thời.

Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng ảnh 2
Nhiều người già nhập viện.
Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng ảnh 3

Ngoài ca bệnh trên, tại Bệnh viện Hữu nghị cũng rải rác ghi nhận các ca bệnh cúm phải nhập viện. Bệnh viện đã tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp và nhiều bệnh nhân mắc cúm A với biến chứng viêm phổi. Các bệnh nhân cúm gia tăng trong những tháng gần đây với hàng chục ca mắc cúm; số bệnh nhân mắc cúm đến khám ngoại cũng cũng khá đông.

Theo BSCKI. Nguyễn Thị Thủy, thời tiết Đông Xuân là điều kiện cho dịch bệnh về đường hô hấp phát triển, đặc biệt là cúm A. Vì vậy, khi người dân có dấu hiệu mắc cúm cần được thăm khám kịp thời. Nhất là với những đối tượng nguy cơ diễn biến nặng khi mắc cúm như: Người trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, trẻ em…

Đặc biệt, nếu đến những nơi có yếu tố dịch tễ, tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh, người dân cần đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm. Với những người nghi ngờ mắc cúm cần chủ động cách ly để tránh lây lan ra cộng đồng. Bác sĩ cũng khuyến cáo, người dân, nhất là những người có nguy cơ, nên tiêm phòng cúm hàng năm để phòng bệnh và giảm nguy cơ diễn biến nặng khi mắc cúm, nhất là cúm A.

Cùng chuyên mục

Những lưu ý bảo vệ sức khỏe khi thời tiết lạnh giá
Khi thời tiết lạnh, người dân cần chú ý các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, tức ngực, khó chịu, tê bì chân tay... Nếu xuất hiện các triệu chứng này, cần giữ ấm cơ thể ngay và đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng...
Nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam rất cao
Theo Bộ Y tế, hiện nay bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một số nước như Philippines, Malaysia dịch sởi đã xuất hiện trên diện rộng.
Người bệnh không phải quay lại nơi chuyển để xin cấp lại giấy chuyển tuyến BHYT theo mẫu mới
Bộ Y tế vừa có văn bản về hướng dẫn thực hiện Thông tư số 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Đây là văn bản quan trọng hướng dẫn việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho trên 13.000 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước. Trong đó, Bộ Y tế hướng dẫn người bệnh không cần quay lại cơ sở khám, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi để xin cấp lại giấy chuyển tuyến theo mẫu mới.

Tin mới

Chi trả lương hưu qua chuyển khoản tại nhiều địa phương đạt trên 90%
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm, nhất là lương hưu bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng) nhằm tối ưu hóa quy trình chi trả, đảm bảo tính minh bạch và tiện lợi cho người thụ hưởng.
Bỉ ứng phó với "đại dịch cúm tồi tệ nhất"
Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Số lượt khám vì các triệu chứng giống cúm trong tuần này đã tăng gấp đôi so với đỉnh điểm của mùa cúm trước. Các chuyên gia y tế gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19".
Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần chấm dứt tình trạng dạy thêm
Theo các chuyên gia, việc dạy thêm có thể mang lại các lợi ích nhất định cho học sinh nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự quản lý chặt chẽ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng đến việc định rõ và quy định rõ ràng về hoạt động dạy thêm, đồng thời tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy thêm và đảm bảo rằng nó mang lại giá trị thực sự cho sự phát triển học tập của học sinh.