Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 17/07/2023 11:55 (GMT+7)

Gần 30.000 người ở 5 tỉnh Bắc Bộ sẽ được sơ tán tránh cơn bão số 1

Theo dõi GĐ&PL trên

Có khả năng cao cơn bão mạnh sẽ đi vào Quảng Ninh - Hải Phòng. Tuy nhiên, do đây là cơn bão mạnh và có hoàn lưu rộng, nên phạm vi ảnh hưởng bao trùm cả Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An.

Hàng chục nghìn người dân ven biển Quảng Ninh - Ninh Bình sơ tán trước cơn bão số 1

Sáng ngày 17/7, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, người đang làm nhiệm vụ trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, đã chủ trì cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với các bộ, ban, ngành và các tỉnh thành Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An để chỉ đạo ứng phó với cơn bão số 1.

Tại cuộc họp, ông Phạm Đức Luận, chánh văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, đã thông báo rằng để ứng phó với cơn bão số 1, dự kiến các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định sẽ cấm biển từ 12h ngày 17/7, trong khi Hải Phòng dự kiến sẽ cấm biển từ 21h ngày 17/7.

Các địa phương khác tiếp tục theo dõi diễn biến của cơn bão để đưa ra quyết định phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, các địa phương đã rà soát phương án sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm và trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản. Trong đó, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình dự kiến sẽ sơ tán gần 30.000 người để đảm bảo an toàn trong cơn bão.

Theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, hiện nay, theo đánh giá của các địa phương, cơ bản công tác chuẩn bị là rất chủ động, tích cực. "Chúng ta có điểm thuận lợi là các địa phương có kinh nghiệm, nhưng chính điều này cũng rất đáng lo ngại vì có thể phát sinh tâm lý chủ quan…" - Phó Thủ tướng lưu ý.

tm-img-alt
Bão số 1 có cường độ cuối cấp 11-12, giật cấp 15, cách bán đảo Lôi Châu 310 km về phía đông đông nam. (Ảnh: Internet).

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, để ứng phó với bão số 1, các địa phương cần tập trung triển khai nghiêm túc Công điện số 646/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, lưu ý 4 vấn đề: Thứ nhất, không chủ quan lơ là; thứ hai, chủ động linh hoạt trong xử lý tình huống; thứ ba, phối hợp chặt chẽ trong ứng phó, và thứ tư là chuẩn bị chu đáo nhất có thể để ứng phó bão.

"Các bộ ngành, địa phương huy động mọi nguồn lực để ứng phó bão số 1. Tinh thần và mục tiêu chung là không để thiệt hại về người và hạn chế thấp nhất những thiệt hại về kinh tế do bão số 1…" - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nói.

Bão số 1 gây mưa lớn, gió mạnh ở Bắc Bộ

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, cho biết sáng nay, bão số 1 có cường độ cuối cấp 11-12, giật cấp 15, cách bán đảo Lôi Châu 310 km về phía đông đông nam.

Ông Khiêm cho biết, các cơ quan khí tượng quốc tế và khí tượng Việt Nam đã thống nhất về cơ bản các phương án dự báo. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt nhất định về hướng di chuyển và cường độ của cơn bão.

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo khả năng cao bão sẽ tiếp tục đi theo hướng hiện tại, và từ nay đến chiều, cường độ bão sẽ duy trì ở cuối cấp 11, đầu cấp 12. Khi bão đi vào bán đảo Lôi Châu, do gặp ma sát địa hình nên dự kiến cường độ sẽ giảm 1-2 cấp.

tm-img-alt
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia. (Ảnh: Internet).

Sau đó, bão dự kiến sẽ tiếp tục di chuyển vào khu vực giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. Vì hoàn lưu bão rộng và cường độ mạnh, nên sẽ bao trùm cả khu vực Bắc Bộ và trải rộng ra đến Thanh Hoá và Nghệ An.

“Đây là kịch bản có khả năng cao nhất với 80%. Tuy nhiên, cũng có phương án với xác suất ít hơn là bão đi lệch cao hơn lên phía bắc, đi men theo đất liền Trung Quốc. Với phương án này thì mưa gió tác động đến đất liền nước ta ít hơn” - ông Khiêm nói.

Về ảnh hưởng của bão, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, cho biết hiện khu vực bắc biển Đông có gió cấp 12, giật cấp 15, rất dữ dội. Từ chiều nay, khu vực vịnh Bắc bộ, bao gồm cả đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ bắt đầu có gió cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14.

Trên đất liền, phạm vi ảnh hưởng là khu vực Bắc bộ, trọng tâm là Quảng Ninh, Hải Phòng, với cường độ bão cấp 9-10, vào sâu hơn đất liền còn cấp 7-8, giật cấp 10.

Ông Khiêm cho biết thời gian nguy hiểm nhất của gió mạnh trên đất liền là từ trưa và chiều mai, 18/7.

“Đặc điểm của cơn bão này có hoàn lưu bão tương đối rộng. Chiều qua, dù bão còn cách bán đảo Lôi Châu 500 km nhưng Vịnh Bắc bộ đã có mưa giông mạnh. Do vậy lưu ý có thể bắt đầu từ hôm nay, khu vực đất liền phía tây bắc bộ sẽ có giông lốc” - ông Khiêm nói.

Với kịch bản hiện nay bão có thể gây mưa lớn diện rộng ở Bắc bộ, Thanh Hoá. Lượng mưa ba ngày từ 18 đến 22-7 có thể lên tới 200-400 mm, một số nơi ở Đông Bắc bộ có thể lên tới 500 mm. Với lượng mưa như vậy sẽ gây nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Một số sông suối ở Quảng Ninh, Cao Bằng có thể gặp lũ lớn.

Vấn đề trọng tâm cần lưu ý thời gian này nữa là lũ quét, sạt lở đất. Tích luỹ mưa trong 5-10 ngày qua, một số nơi đã tích trữ lượng mưa đến 300-400 mm.

Theo khảo sát đánh giá của cơ quan khí tượng thuỷ văn quốc gia thì vùng mưa lớn đợt này có thể khoanh được. Như Quảng Ninh khoanh được 166 vị trí trong 64 xã của 13 huyện có thể có lũ quét và sạt lở đất. Lạng Sơn có 114 vị trí, Cao Bằng có 54 vị trí trong 31 xã và 8 huyện, Bắc Cạn có 307 vị trí, Hà Giang có 88 vị trí, Tuyên Quang có 92 vị trí…

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã phát biểu chỉ đạo, đề nghị các địa phương và các bộ ngành chấp hành một cách nghiêm túc công điện số 646 của Thủ tướng, tập trung ứng phó với cơn bão số 1. Ông yêu cầu các địa phương, bộ và ngành không được chủ quan hay lơ là trong việc này. Đồng thời, các đơn vị cần phải có phương án ứng phó linh hoạt, phối hợp tốt và chuẩn bị một cách chu đáo nhất có thể, nhằm tránh thiệt hại về người.

Cùng chuyên mục

Hà Nội có bị cắt điện do siêu bão Yagi?
Dù chưa có kế hoạch cắt điện chính thức, EVNHANOI cảnh báo nguy cơ mất điện do ảnh hưởng của siêu bão Yagi. Các lực lượng đã sẵn sàng ứng trực để khắc phục sự cố.

Tin mới

6 thương hiệu chủ chốt của Vingroup được vinh danh trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024
Ngày 6/9/2024, công ty định giá thương hiệu uy tín toàn cầu Brand Finance công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Trong đó, lần đầu tiên 6 thương hiệu chủ chốt thuộc hệ sinh thái Vingroup gồm Vinhomes, Vinpearl, Vincom Retail, VinFast, Vinschool, Vinmec đồng loạt được vinh danh trong Top 100, khẳng định sức mạnh và sự phát triển không ngừng của Tập đoàn đa ngành hàng đầu khu vực.
Vincom Plaza Imperia Hải Phòng tái xuất với trải nghiệm phong cách mua sắm hoàn toàn mới
Dịp lễ Quốc khánh vừa qua, “phượng hoàng đất Cảng” Vincom Plaza Imperia - biểu tượng thương mại nơi trung tâm thành phố đã chính thức tái xuất và nhanh chóng trở thành tâm điểm mua sắm, vui chơi giải trí của du khách và người dân Hải Phòng, nhất là khi có sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu mới và chuỗi sự kiện chào mừng sôi động.
Khối tài sản của đại gia Lê Hồng Minh, CEO kì lân công nghệ VNG
Trong phiên giao dịch 6/9, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG do đại gia Lê Hồng Minh giữ vị trí Tổng giám đốc đã có thời điểm giảm kịch sàn trước khi phục hồi trở lại vào cuối phiên. Với đà giảm của cổ phiếu VNZ thời gian gần đây, khối tài sản của Tổng giám đốc Lê Hồng Minh cũng đã giảm mạnh so với mức đỉnh.