Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 29/07/2023 06:34 (GMT+7)

EVN kiến nghị sớm tăng giá điện đợt 2

Theo dõi GĐ&PL trên

Thông tin tham luận tại hội thảo “Cơ chế, chính sách, giải pháp đảm bảo phát triển năng lượng bền vững tầm nhìn 2050” do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức ngày 28/7, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành cho phép tập đoàn tiếp tục được điều chỉnh giá bán lẻ điện trong thời gian tới để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo thông tin từ tập đoàn này, nếu thanh toán tiền điện theo đúng hợp đồng thì theo tính toán dự kiến bắt đầu từ tháng 7/2023 đến tháng 12/2023, EVN sẽ thiếu hụt dòng tiền. Để đảm bảo dòng tiền thanh toán chi phí mua than, dầu, khí phục vụ sản xuất điện, hiện EVN đang nợ tiền của các đơn vị phát điện.

Thời gian tới EVN có khả năng không cân đối đủ tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó ảnh hưởng đến việc cung cấp đủ điện.

Giai đoạn 2020 - 2022, EVN đã cắt giảm chi phí sửa chữa lớn theo định mức từ 10 - 50% do không cân đối được nguồn vốn. Năm 2023, do không cân đối được tài chính, EVN tiếp tục cắt giảm. Việc sửa chữa tài sản tiếp tục bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an toàn vận hành hệ thống điện.

EVN cũng cho biết gặp khó khăn trong việc huy động vốn, cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án điện nhằm đảm bảo vận hành an toàn, cung ứng điện cho các năm tiếp theo.

Cụ thể, việc không cân bằng được kết quả sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến các chỉ số tài chính của EVN và các đơn vị thành viên dẫn đến khó duy trì được kết quả đánh giá hệ số tín nhiệm hàng năm của EVN và các Tổng công ty như Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), 5 Tổng công ty Điện lực ngang bằng với hệ số tín nhiệm quốc gia.

Năm 2023 kế hoạch đầu tư xây dựng của EVN là 94.860 tỷ đồng. Với kết quả sản xuất kinh doanh lỗ, EVN không thể trả nợ đúng hạn, đồng thời các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ khó khăn hơn trong việc phê duyệt các khoản vay, hạn mức vay cho EVN. Ngoài ra chi phí, lãi suất các khoản vay tăng lên do đánh giá mức độ rủi ro tăng thêm đối với bên cho vay.

Theo EVN, các yếu tố bất lợi trong năm 2022 và còn nhiều yếu tố bất định trong thời gian tới đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của EVN nói riêng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung.

Để đảm bảo cân đối tài chính của EVN cũng như đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn tới, EVN đề nghị Hiệp hội Năng lượng Việt Nam kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, địa phương có giải pháp tháo gỡ khó khăn tài chính cho EVN.

Cụ thể, EVN kiến nghị điều chỉnh giá bán lẻ điện đầy đủ và kịp thời theo biến động các thông số đầu vào. Về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, EVN kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành cho phép EVN tiếp tục được sớm điều chỉnh giá bán lẻ điện trong thời gian tới để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh.

Để có cơ sở xem xét việc điều chỉnh giá điện các lần tiếp theo trong năm 2023, giá điện tăng không giật cục và có lộ trình, EVN kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

EVN cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho EVN vay không lãi suất để thanh toán tiền điện cho các đơn vị phát điện, đàm bảo kịp thời mua nguyên liệu phục vụ phát điện; Chính phủ và các bộ, ngành cho phép EVN tạm thanh toán tiền mua điện ở mức phù hợp khả năng tài chính của EVN cho các đơn vị phát điện đến khi giá bán lẻ điện được điều chỉnh kịp thời và phản ánh đầy đủ các chi phí.

Ngoài ra, EVN mong muốn Chính phủ và các bộ chấp thuận khoản lỗ sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 và 2023 của EVN là “do thực hiện chính sách”.

Cùng chuyên mục

Đề xuất Quốc hội quy định chỉ thực hiện thanh tra doanh nghiệp mỗi năm 01 lần
Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân để Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng theo trình tự, thủ tục rút gọn, đề nghị Quốc hội thông qua ngay tại Kỳ họp thứ 9 theo quy trình một kỳ họp. Trong đó đáng chú ý, Bộ Tài chính đề xuất quy định không được thanh tra, kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quá 01 lần trong năm.

Tin mới

5 “giá trị vàng” tạo nên sức hút của nhà phố Sun Group Hà Nam
Phân khu thấp tầng Kim Ngân – Kim Tiền tại Sun Urban City Hà Nam đang trở thành “mạch chảy thương mại” trong lòng đại đô thị quy mô 420ha, nơi mỗi căn nhà là một thiết kế riêng biệt, hưởng trọn hệ sinh thái tiện tích và sẵn sàng khai thác kinh doanh gia tăng giá trị.
Ocean City – Từ “cơn sốt” mạng xã hội đến siêu điểm đến thu hút hàng triệu du khách
Với hơn 1,2 tỷ lượt xem trên TikTok và hơn 1 triệu bài đăng trên Facebook chỉ trong một thời gian ngắn, địa danh Ocean City đã vượt khỏi phạm vi một “cơn sốt mạng” thông thường, từng bước khẳng định vị thế của một trong những tâm điểm du lịch – giải trí – văn hóa có ảnh hưởng mạnh hàng đầu miền Bắc hiện nay.
“Nóng” như Sầm Sơn, đô thị biển xứ Thanh khẳng định vị thế trung tâm du lịch hàng đầu phía Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần 2 ngàn tỷ đồng. Những con số “biết nói” này một lần nữa khẳng định vị thế vững chắc của “thủ phủ du lịch biển miền Bắc”.
Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương hay không?
Khi mất răng, nhiều người sẽ tìm đến phương pháp trồng Implant để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: “Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương?”. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình trồng Implant ngay sau khi nhổ răng, cũng như những yếu tố cần lưu ý trong quá trình điều trị.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống suy thoái đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta. Trong đó, tư tưởng về đạo đức cách mạng và phòng chống suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Bài viết làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng có hiệu quả trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.