Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 20/07/2023 07:19 (GMT+7)

Đề xuất EVN được tự tăng/giảm giá điện dưới 5%

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Công thương vừa đưa ra phương án mới về việc sửa đổi cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tại dự thảo sửa đổi Quyết định 24/2017 về cơ cấu điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, về biên độ điều chỉnh tăng/giảm được quy định rõ ràng hơn và rút ngắn thời gian điều chỉnh. Trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tính toán giá bán điện bình quân.

Theo đó, trong trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN sẽ có trách nhiệm giảm giá ở mức tương ứng. Để thực hiện việc giảm giá, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công thương, Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá hiện hành và trong khung giá, EVN được điều chỉnh tăng giá ở mức tương ứng. Sau khi tăng giá, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.

Nếu giá điện tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ báo cáo, được Bộ Công thương chấp thuận thì sẽ tăng giá. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN, Bộ Công thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để EVN triển khai thực hiện. Sau điều chỉnh, EVN có trách nhiệm báo cáo Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Với mức tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 10% trở lên so với mức hiện hành hoặc ngoài khung giá quy định, ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô, Bộ Công thương sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công thương phối hợp với Bộ Tài chính và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo Ban chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian điều chỉnh giá điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất, rút ngắn hơn so với quy định hiện hành là 6 tháng.

Dự thảo cũng nêu rõ việc kiểm tra, giám sát các chi phí. Cụ thể, hằng năm EVN có trách nhiệm gửi Bộ Công thương báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán do đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện. Căn cứ báo cáo, Bộ Công thương phối hợp với các bộ ngành liên quan kiểm tra, mời tư vấn độc lập để thẩm tra báo cáo, công bố công khai sau 30 ngày kết thúc kiểm tra. Các nội dung kiểm tra sẽ gồm chi phí thực tế ở các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, bán lẻ và điều hành; các chi phí khác; giá bán lẻ điện bình quân thực hiện của EVN; kết quả kinh doanh lỗ, lãi của EVN; chi phí chưa được tính vào giá điện; chi phí chưa được tính vào giá thành.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...