Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 09/07/2024 11:59 (GMT+7)

Được nhận bảo hiểm sau khi đầu độc người thân: Số tiền được xử lý thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cá nhân vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm mà cá nhân đó đã thực hiện. Nếu không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thi hành.

Được nhận bảo hiểm sau khi đầu độc người thân: Số tiền được xử lý thế nào?
Ảnh minh hoạ.

Ngày 05/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Thị Hồng Bích (SN 1986, ngụ huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) về tội "Giết người" theo Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Trước đó, Công an Đồng Nai nhận thông tin tố giác từ quần chúng, bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan chức năng đã điều tra, xác minh Nguyễn Thị Hồng Bích liên quan đến bệnh của người cháu ruột.

Theo thông tin điều tra ban đầu, do mâu thuẫn với các thành viên trong gia đình, Bích đã mua Xyanua để đầu độc cháu ruột là N.H.B.T. (SN 2006, trú tại xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch). Liên quan đến cái chết của 5 người trong gia đình trước đó, đến nay, Bích đã thừa nhận dùng Xyanua đầu độc khiến 3 người tử vong, gồm chồng, 2 cháu. Công an tỉnh Đồng Nai đang làm rõ 2 trường hợp tử vong còn lại là cha ruột và con trai Bích.

Ngoài ra, đối tượng khai nhận có nợ nần tiền bạc. Sau khi chồng và 2 cháu ruột chết, Bích được hưởng 800 triệu đồng tiền bảo hiểm. Số tiền này được Bích dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Vậy, số tiền bảo hiểm đối tượng nhận được sau khi đầu độc người thân sẽ được xử lý như thế nào?

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP. HCM cho biết, về số tiền bảo hiểm đã được nhận: Theo Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012,cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Đồng thời, theo khoản 6 Điều 34 (tổ chức thi hành cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả) Nghị định số 166/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật mà người bị cưỡng chế chưa thực hiện được ngay thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012bao gồm:

- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;

- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

Ngoài ra, theo Điều 45 Bộ luật Hình sự, người phạm tội còn có thể bị tịch thu tài sản.Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma tuý, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 2 Nghị định số 73/2024/NĐ-CP thuộc đối tượng áp dụng chế độ tiền thưởng. Người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động (lương tối thiểu vùng) không thuộc đối tượng áp dụng chế độ tiền thưởng.
Tăng mức phạt đối với hành vi không có bảo hiểm xe máy bắt buộc
Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 27/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe. Nghị định này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, trừ khoản 2 Điều 53 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/01/2026.

Tin mới

80 tuần Vingroup “phủ xanh” Việt Nam
Kể từ khi thành lập vào ngày 07/7/2023 đến nay, Quỹ Vì tương lai xanh và các công ty thành viên thuộc hệ sinh thái Vingroup đã quyết liệt triển khai những hành động “phủ xanh” trên khắp dải đất hình chữ S, từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến vùng cao, và huy động sự tham gia hưởng ứng đông đảo của mọi thành phần nhân dân.
Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng Phương Đông
Diễn ra từ ngày 18/1 - 16/3/2025 tại Ocean City, Lễ hội Đèn lồng Quốc tế Ocean với chủ đề “Ánh sáng Phương Đông” sẽ trưng bày những kiệt tác nghệ thuật đến từ các cường quốc đèn lồng của châu Á. Đặc biệt, các tác phẩm made-in-Vietnam sẽ kể với hàng triệu du khách những câu chuyện văn hóa Việt đặc sắc thông qua ngôn ngữ diệu kỳ của ánh sáng và màu sắc.
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí khi áp dụng Nghị định 168
Theo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an, sau gần nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có những chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông bước đầu giảm cả 03 tiêu chí.
Ô nhiễm không khí làm tổn thương nghiêm trọng não bộ
Theo tập san khoa học Nature ngày 14/1, nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối liên hệ giữa không khí ô nhiễm với chứng sa sút trí tuệ và các rối loạn não bộ khác. Giờ đây, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu cơ chế gây hại của các chất ô nhiễm và mức độ tác động của chúng.