Đứa trẻ thích đi chơi sẽ trở nên thông minh hơn? Khoa học não bộ giải thích rõ ràng
Các chuyên gia cho rằng, trẻ được hòa mình vào thiên nhiên, khám phá môi trường thực tế sẽ phát triển trí não tốt hơn.
Vì sao trí óc trẻ hoạt động nhanh, trí thông minh cũng cao hơn khi trẻ thường xuyên ra ngoài? Khi đưa con đi chơi, bố mẹ có thể tương tác với con như thế nào để thúc đẩy sự phát triển trí não tốt hơn? Làm thế nào để nuôi dưỡng trí tuệ của trẻ thông qua vui chơi?
Các chuyên gia đưa ra những giải thích, kèm thông tin hữu ích cũng như gợi ý xoay quanh vấn đề này.
Xây dựng bộ não hiệu quả
Trí não của trẻ phát triển dần dần thông qua việc kích thích năm giác quan.
Ví dụ, khi mẹ âu yếm nhìn vào mắt bé, bộ não được kích thích bởi “hình ảnh” này sẽ tạo ra một điểm kết nối gọi là “khớp thần kinh” và sau đó hình thành nên một mạch thần kinh.
Bộ não càng nhận được nhiều kích thích giác quan, thì càng hình thành nhiều khớp thần kinh, các mạch thần kinh được tạo ra càng dày đặc, cuối cùng hình thành một mạng lưới não cực kỳ hiệu quả.
Não truyền tải và xử lý thông tin nhanh chóng, nghĩa là não hoạt động với hiệu quả cao, đồng nghĩa với việc não trẻ vận động nhanh hơn, trẻ có nhiều cơ hội vẽ ra những sự tương đồng, khả năng rút ra suy luận từ một ví dụ cũng mạnh hơn.
Ở nhà, bố mẹ chỉ có thể tương tác với con thông qua trò chuyện, đọc sách, chơi đồ chơi, vì vậy việc kích thích não bộ còn hạn chế.
Nhưng khi ra ngoài chơi, nhìn đâu trẻ cũng sẽ thấy những khung cảnh khác nhau. Trẻ có thể ngửi thấy mùi thơm của hoa cỏ, nghe thấy tiếng côn trùng, tiếng chim hót, tiếng gió và tiếng nước chảy róc rách, và làn da cũng có thể cảm nhận được sự mát mẻ.
Những cảm giác do nhiệt độ và độ ẩm khác nhau mang lại, đồng thời cũng có thể thiết lập mối liên hệ chặt chẽ trong quá trình giao tiếp và tương tác với bố mẹ.
Khi trẻ đến gần với thiên nhiên, năm giác quan thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác và cảm giác được kích thích, khi đó các nơ-ron bên trong giống như một chiếc máy tính đột nhiên được kết nối, liên lạc nhanh chóng với các nơ-ron khác. Nói cách khác, sự kích thích mà thiên nhiên mang lại cho não bộ là không giới hạn và có được một cách tự nhiên.
Kích thích trí tò mò
Hãy chú ý quan sát, mỗi khi đứa trẻ ra ngoài vui chơi, hầu hết trẻ đều ngân nga một giai điệu nhỏ, hòa mình vào thiên nhiên và nhảy nhót vui vẻ.
Chúng ta có thể cảm nhận được khi trẻ con vui đùa thoải mái, trên khuôn mặt có một cảm giác hạnh phúc khó tả, giống như những người đang yêu vậy.
Trên thực tế, niềm khao khát kiến thức và sự tập trung của trẻ được trau dồi thông qua vui chơi.
Khi trẻ chơi, vùng não được gọi là thể vân này hoạt động rất tích cực.
Các chức năng chính của thể vân là: Tập trung, khen thưởng, kiểm soát động lực, gán các giá trị cảm xúc khác nhau cho những thứ khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sở thích và thú vui của trẻ.
Khi ra ngoài chơi, trẻ có thể nhìn thấy nhiều điều mới lạ, có được nhiều trải nghiệm mới, thể vân dễ dàng được kích hoạt bởi những điều mới lạ và thú vị này.
Bằng cách kích hoạt vùng não này thường xuyên và hiệu quả, trẻ sẽ có động lực học tập hơn, có khả năng điều chỉnh trạng thái bản thân tốt và học tập trung, hiệu quả hơn.
Kết nối ảo và thực
Đưa trẻ đi chơi thường xuyên có nhiều lợi ích, nhưng để đạt được kết quả tốt hơn, ảo và thực phải được kết nối với nhau.
Điều đó nghĩa là gì?
Ví dụ: Nếu bố mẹ muốn đưa con đi thăm quan vườn quốc gia, hãy đọc đi đọc lại những cuốn sách tranh về thiên nhiên cho con nghe, sau đó đến để chơi và học cùng một lúc. Hiệu ứng tiếp xúc cho chúng ta biết rằng khi xem đi xem lại cùng một thứ, chúng ta sẽ yêu thích nó.
Khi trẻ em bước vào thiên nhiên và nhìn thấy những loài côn trùng và thực vật quen thuộc trước mặt, “Con biết cái cây này" "Con xem ảnh con chim này rồi!"... cảm giác thành tựu tự nhiên nảy sinh.
Lúc này, bố mẹ cũng nên cùng tham gia, thảo luận, giao tiếp, đồng thời đưa ra những phản hồi, động viên đúng đắn. Điều này cũng có thể mang đến cho con một vòng kích thích mới, tạo thêm ham muốn tiếp tục khám phá và đặt ra nhiều câu hỏi hơn.
Sau khi về nhà, hãy quay lại với sách tranh, với những câu hỏi mới và hướng dẫn trẻ khám phá ở cấp độ cao hơn.
Khi trải nghiệm này tiếp tục tăng lên, tâm trạng của trẻ dần thay đổi: Từ “thích thú” ban đầu sang “muốn biết nhiều hơn” và “muốn suy nghĩ sâu sắc”, đểdần dần trở thành một người tò mò về kiến thức. .
Ham muốn kiến thức mạnh mẽ có nghĩa là quan tâm đến nhiều thứ khác nhau, từ đó kích thích não bộ nhiều hơn, tăng cường các kết nối thần kinh và xây dựng mạng lưới não mạnh mẽ, hiệu quả hơn.
Bằng cách này, bộ não có thể hoạt động với tốc độ cao, trẻ sẽ trở thành người có tư duy nhanh.
Nắm bắt thời kỳ vàng của sự phát triển trí não
Bộ não con người được phát triển 80% khi lên 3 tuổi, 90% khi lên 6 tuổi và trưởng thành 100% khi lên 12 tuổi.
Trong số đó, trước 3 tuổi, số lượng khớp thần kinh tăng vọt, đạt đỉnh điểm vào khoảng 3 tuổi, sau đó chậm lại. Ở độ tuổi 4-7, não bắt đầu cắt bỏ số lượng lớn các tế bào thần kinh không được sử dụng.
Có thể thấy, trước 7 tuổi, độ dẻo của não là mạnh nhất.
Vì vậy hãy đưa con khám phá thế giới bên ngoài càng sớm càng tốt.
Trước 3 tuổi, nếu lo lắng trẻ còn nhỏ không nên đi quá xa, mẹ có thể đưa con đến tham quan các địa điểm gần nhà, chẳng hạn như công viên, sở thú, viện bảo tàng...
Khi trẻ đạt 4 hoặc 5 tuổi, vùng hải mã, chịu trách nhiệm về trí nhớ, đã tương đối trưởng thành. Trẻ có thể nhớ rõ mình đã đi đâu và chơi gì. Lúc này trẻ cũng có thể chơi và đi đến những nơi xa hơn.