Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 19/10/2022 07:30 (GMT+7)

Đến cuối năm 2022 Bộ Công an sẽ cung cấp toàn bộ 227/227 dịch vụ công trực tuyến

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2022, Bộ Công an sẽ cung cấp toàn bộ 227/227 dịch vụ công trực tuyến để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân trên môi trường điện tử.

 Đồng thời, trong tháng 10, cơ quan chức năng phối hợp cung cấp 2 dịch vụ công liên thông về đăng ký khai sinh, khai tử và 28 dịch vụ công khác trên cổng dịch vụ công quốc gia; cung cấp chữ ký số miễn phí, cấp mã an sinh cho người dân.

tm-img-alt

Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, tính đến ngày 13/10, hệ thống định danh điện tử đã cấp được 10,5 triệu tài khoản, trong đó 115 nghìn tài khoản đăng ký online (tài khoản mức 1) và 10,4 triệu tài khoản đăng ký tại cơ quan công an (tài khoản mức 2).

Công dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia để thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của các bộ ngành, địa phương.

Trong thời gian qua, Bộ Công an đã chủ trì, tham mưu Thủ tướng Chính phủ triển khai Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06).

Theo Bộ Công an, hiện cơ quan chức năng đã cung cấp 6 tiện ích cho công dân, gồm: dùng tài khoản định danh điện tử thực hiện dịch vụ công; sử dụng căn cước công dân, ứng dụng VNeID thay thẻ bảo hiểm xã hội; dùng căn cước công dân thay thẻ ATM; chấm điểm tín dụng phục vụ cho vay tín chấp; kết nối với hợp đồng điện tử xác thực phục vụ thu thuế và truy thu thuế; làm sạch thông tin tài khoản ngân hàng, thông tin thuê bao di động.

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2022, Bộ Công an sẽ cung cấp toàn bộ 227/227 dịch vụ công trực tuyến để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân trên môi trường điện tử. Đồng thời, trong tháng 10, cơ quan chức năng phối hợp cung cấp 2 dịch vụ công liên thông về đăng ký khai sinh, khai tử và 28 dịch vụ công khác trên cổng dịch vụ công quốc gia; cung cấp chữ ký số miễn phí, cấp mã an sinh cho người dân.

Còn trong tháng 12, Bộ Công an tiếp tục cung cấp dịch vụ tạo lập tài khoản ngân hàng gắn với số điện thoại, mã số thuế để thực hiện thu thuế và truy thu thuế; tích hợp bằng lái xe trên ứng dụng VNeID.

Cũng theo Bộ Công an, để tiếp tục khẳng định trách nhiệm của ngành Công an trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, với vai trò là cơ quan thường trực của Chính phủ triển khai Đề án 06, năm 2023, Bộ Công an sẽ cung cấp các dịch vụ, tiện ích như: sử dụng VNeID trong bảo hiểm y tế, giáo dục, thương mại điện tử, hợp đồng điện tử, quản lý thị trường, quản lý thuế, tài khoản sàn giao dịch điện tử; nền tảng mạng xã hội, ví điện tử, xác thực sinh trắc...

Bộ Công an cũng khẳng định thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ thực hiện bỏ phiếu, bầu cử điện tử; khảo sát, lấy ý kiến người dân,... trên nền tảng ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân.

Cũng theo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, đơn vị vừa ban hành Kế hoạch "cao điểm 90 ngày, đêm" triển khai các giải pháp đảm bảo hoàn thành những chỉ tiêu phục vụ triển khai quy định của Luật Cư trú năm 2020 về việc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết giá trị sử dụng sau ngày 31/12/2022 và tăng cường đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.

Cùng chuyên mục

Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.

Tin mới

Nam Em có hành động khó hiểu khi livestream bán hàng
Nam Em là cái tên được nhắc đến khá nhiều thời gian qua, nguyên nhân xuất phát từ những ồn ào vạ miệng của cô nàng. Mới đây, quay trở lại mạng xã hội livestream bán hàng, Nam Em lại có hành động khó hiểu khiến nhiều người phải bàn tán.