Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 02/11/2022 15:45 (GMT+7)

Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu: Thu nhập và lương hưu sẽ thay đổi thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Với việc dự kiến tăng mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên thành 1.800.000 đồng từ 1/7/2023 thì tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ có nhiều thay đổi.

Theo số liệu từ Bộ Nội vụ, trong hơn 2 năm vừa qua, có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc. Tính bình quân mỗi năm có khoảng 15.820 người nghỉ việc.

Trong 39.552 trường hợp nghỉ việc có hơn 4.000 công chức, hơn 35.000 viên chức. Số nghỉ việc trong ngành giáo dục hơn 16.400 người, ngành y tế là 12.198 người. Đây là một thách thức cho sự nghiệp công.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là chế độ tiền lương chưa đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống, đặc biệt là những trường hợp hoạt động trong ngành giáo dục, y tế và cán bộ, công chức, kể cả cấp xã.

Với đề xuất tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng, hy vọng sẽ giữ chân được nguồn nhân lực trong khu vực công.

Vậy tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ thay đổi như thế nào sau khi tăng thêm 20,8%?

(Đơn vị tính: 1.000 đồng)

Bậc lương Hệ số Đang hưởng Từ 1/7/2022

A3

A3.1

6.2 9,238.0 11,160
6.56 9,774.4 11,808
6.92 10,310.8 12,456
7.28 10,847.2 13,104
7.64 11,383.6 13,752
8.00 11,920.0 14,400

A3.2

5.75 8,567.5 10,350
6.11 9,103.9 110,998
6.47 9,640.3 11,646
6.83 10,176.7 12,294
7.19 10,713.1 12,942
7.55 11,249.5 13,590

A2.1

4.40 6,556.0 7,920
4.74 7,062.6 8,532
5.08 7,569.2 9,144
5.42 8,075.8 9,756
5.76 8,582.4 10,368
6.10 9,089.0 10,980
6.44 9,595.6 11,592
6.78 10,102.2 12,204

A2.2

4.00 5,960.0 7,200
4.34 6,466.6 7,812
4.68 6,973.2 8,424
5.02 7,479.8 9,036
5.36 7,986.4 9,648
5.70 8,493.0 10,260
6.04 8,999.6 10,872
6.38 9,506.2 11,484

A1

2.43 3,486.6 4,212
2.67 3,978.3 4,806
3.00 4,470.0 5,400
3.33 4,961.7 5,994
3.66 5,453.4 6,588
3.99 5,945.1 7,182
4.32 6,436.8 7,776
6.65 6,928.5 8,370
4.98 7,420.2 8,964

A0

2.10 3,129.0 3,780
2.41 3,590.9 4,338
2.72 4,052.8 4,896
3.03 4,514.7 5,454
3.34 4,976.6 6,012
3.65 5,438.5 6,570
3.96 5,900.4 7,128
4.27 6,362.3 7,686
4.58 6,824.2 8,244
4.89 7,286.1 8,802

B

1.86 2,771.4 3,348
2.06 3,069.4 3,708
2.26 3,367.4 4,068
2.46 3,665.4 4,428
2.66 3,963.4 4,788
2.86 4,261.4 5,148
3.06 4,559.4 5,505
3.26 4,857.4 5,868
3.46 5,364.0 6,228
3.66 5,453.4 6,588
3.86 5,751.4 6,948
4.06 6,049.4 7,308

Mức lương hưu thay đổi thế nào?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về BHXH bắt buộc quy định, mức lương hưu sẽ thay đổi phụ thuộc theo mức lương cơ sở và mức điều chỉnh tiền lương qua các năm tương ứng.

Theo đó, việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

Tiền lương đã đóng BHXH sẽ làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Theo đó, tiền lương đã đóng BHXH được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/2016.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 trở đi, việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại Khoản 2 Điều này.

Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:

Tăng lương cơ sở năm 2023, áp dụng cho những đối tượng nào, mức lương hưu thay đổi ra sao? - Ảnh 3.

Trong đó:

- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.

Công thức tính mức hưởng lương hưu sẽ là:

Công thức tính mức hưởng lương hưu sẽ là:Mức hưởng lương hưu hàng tháng=Tỷ lệ hưởng lương hưuxMức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Bên cạnh đó, theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ tính theo thời gian đóng BHXH. Tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% và cao nhất là 75%. Do đó, khi tăng lương cơ sở sẽ tăng mức bình quân tiền lương đóng BHXH và tăng lương hưu hiện hưởng hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức khi về hưu.

Lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu, thu nhập của công chức, viên chức sẽ thế nào, mức lương hưu thay đổi ra sao? - Ảnh 3.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.

Nếu mức lương cơ sở áp dụng để tính các khoản trên đối với cán bộ, công chức, viên chức được thông qua là 1,8 triệu đồng/tháng, thì mức lương hưu tối đa cán bộ hưu trí được hưởng không quá 1,8 triệu x 20 = 36 triệu/tháng. Như vậy, mức lương cơ sở tăng thì mức lương hưu tối đa cũng sẽ tăng.

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng, NLĐ sẽ đóng BHXH thêm bao nhiêu?

Tiền lương, tiền phụ cấp, các khoản thu nhập khác được xem là căn cứ để đóng BHXH. Khi tiền lương cơ sở tăng lên thì mức đóng BHXH của những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước cũng tăng lên.

Cụ thể, Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm: Mức lương; phụ cấp lương; các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo Quy định, hàng tháng, người lao động và người sử dụng lao động phải trích một phần quỹ lương để đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

Doanh nghiệp đóng theo tỷ lệ 21,5% hoặc 21,3% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động, người lao động đóng tổng cộng 10,5% tiền lương tháng đóng BHXH.

Khi tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng thì khi đó lương người cán bộ, công chức, viên chức tăng 20,8%, có nghĩa khoản đóng BHXH bắt buộc của họ cũng tăng 20,8% so với khoản đóng trước khi tăng.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC và đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán.
Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Tin mới

Ngân hàng thương mại có thể bị cấm bán bảo hiểm liên kết đầu tư
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và một số quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC và đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán.
Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.