Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 04/07/2024 12:49 (GMT+7)

Đề xuất quy định xử phạt hành chính về định danh điện tử

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Công an đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó, có đề xuất về quy định xử phạt hành chính về định danh điện tử, ứng dụng định danh và xác thực điện tử.

Đề xuất quy định xử phạt hành chính về định danh điện tử
Ảnh minh họa.

Theo khoản 17, Điều 1, dự thảo Nghị định của Bộ Công an, đã đề xuất bổ sung Điều 22a vào sau Điều 22, Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

- Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp tài khoản định danh điện tử;

- Không thực hiện đúng quy định về việc xác thực điện tử.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

- Chiếm đoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử của cá nhân;

- Cung cấp thông tin về danh tính điện tử giả để được định danh cá nhân.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

- Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp tài khoản định danh điện tử;

- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp tài khoản định danh điện tử;

- Cung cấp thông tin về danh tính điện tử giả để được định danh tổ chức.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Làm giả tài khoản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Sử dụng tài khoản định danh điện tử giả;

- Chiếm đoạt tài khoản định danh điện tử của tổ chức;

- Mua, bán, thuê, cho thuê tài khoản định danh điện tử;

- Mượn, cho mượn tài khoản định danh điện tử để người khác thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

- Sử dụng tài khoản định danh điện tử vào hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật; xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

- Tạo lập ứng dụng định danh và xác thực điện tử giả; tổ chức làm giả tài khoản định danh và xác thực điện tử;

- Can thiệp trái phép vào việc sử dụng ứng dụng định danh và xác thực điện tử của cá nhân, tổ chức;

- Cản trở việc thực hiện phương thức xác thực điện tử trong thực hiện giao dịch thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử.”.

Như vậy, dự thảo Nghị định đã đề xuất quy định về xử phạt hành chính liên quan đến định danh điện tử, xác thực điện tử và ứng dụng định danh VNeID sắp tới, khi mà từ 01/7/2024 Luật Căn cước 2023 và các văn bản hướng dẫn liên quan chính thức có hiệu lực với nhiều quy định mới.

Hiện hành, tại Điều 22, Nghị định 144/2021/NĐ-CP vi phạm quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, sai sự thật hoặc giả mạo thông tin, giấy tờ, tài liệu phục vụ xây dựng, thu thập, cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

- Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, dữ liệu và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;

- Khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân nhưng không được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu;

- Cản trở hoặc ngăn chặn, làm gián đoạn hoạt động quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

- Cung cấp, khai thác trái phép thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;

- Cố ý làm lộ bí mật thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

- Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;

- Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường truyền và các trang, thiết bị phục vụ hoạt động bình thường của Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Về hình thức phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 22 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 22 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Cùng chuyên mục

Đơn phương xóa đăng ký thường trú của người khác được không?
Trong hộ khẩu thường trú của gia đình tôi có tên ông V. Tuy nhiên, ông V. đã vắng mặt liên tục tại gia đình từ nhiều năm nay. Vậy, gia đình tôi có đơn phương xóa đăng ký thường trú của ông V. được không? Nếu được thì thủ tục, hồ sơ như thế nào, liên hệ với cơ quan nào để giải quyết? Bạn đọc N.V.P. hỏi.
Rút BHXH một lần, sau này có tham gia trở lại được không?
Theo Luật BHXH hiện hành, sau 12 tháng người lao động (NLĐ) không tham gia BHXH bắt buộc, tự nguyện và thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút BHXH một lần. Quy định này cho phép NLĐ dễ dàng rời khỏi hệ thống BHXH và tham gia đóng BHXH lại từ đầu.
Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức
Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức được nêu rõ tại Nghị định 116/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Chính phủ ban hành ngày 17/9/2024.
Những sự kiện, hành vi cần lập vi bằng làm bằng chứng
Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không lập vi bằng.

Tin mới

Khám phá mùa mây đẹp nhất năm trên Sa Pa
Sa Pa, được mệnh danh là "Thành phố trong mây", đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm. Nếu trước đây việc săn mây cần đến may mắn, thì giờ đây du khách có thể tự tin vi vu cáp treo chinh phục đỉnh Fansipan để chiêm ngưỡng biển mây bồng bềnh, đẹp như mơ.
Quang Linh Vlogs rời xa Lôi Con
Quang Linh Vlogs trở về Việt Nam khiến cậu bé Lôi Con không giấu nổi cảm xúc buồn bã, dù đã trưởng thành và học cách che giấu cảm xúc hơn trước.
Đơn phương xóa đăng ký thường trú của người khác được không?
Trong hộ khẩu thường trú của gia đình tôi có tên ông V. Tuy nhiên, ông V. đã vắng mặt liên tục tại gia đình từ nhiều năm nay. Vậy, gia đình tôi có đơn phương xóa đăng ký thường trú của ông V. được không? Nếu được thì thủ tục, hồ sơ như thế nào, liên hệ với cơ quan nào để giải quyết? Bạn đọc N.V.P. hỏi.