Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 29/06/2024 06:49 (GMT+7)

04 mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử, trong đó quy định 04 mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử.

04 mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử
Ảnh minh họa.

Cụ thể, theo khoản 1, Điều 20, Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định hệ thống định danh và xác thực điện tử cung cấp các mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử như sau:

- Mức độ 01: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên một yếu tố xác thực và phương tiện xác thực, trong đó không có thông tin về sinh trắc học.

- Mức độ 02: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên hai yếu tố xác thực khác nhau và phương tiện xác thực tương ứng, trong đó không có thông tin về sinh trắc học.

- Mức độ 03: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên hai yếu tố xác thực khác nhau trở lên và phương tiện xác thực tương ứng, trong đó có một thông tin về sinh trắc học.

- Mức độ 04: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên các yếu tố xác thực gồm ít nhất 01 yếu tố về sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, giọng nói, mống mắt), ít nhất 01 yếu tố của chủ thể danh tính điện tử sở hữu (thẻ căn cước, thiết bị số, phần mềm) và 01 yếu tố chủ thể danh tính điện tử biết (mật khẩu; mã bí mật; mã vạch 2 chiều).

Đối với các tài khoản giao dịch điện tử khác do các cơ quan, tổ chức cá nhân tự tạo lập thì tham chiếu theo quy định trên để phân loại, xác định tương ứng với từng nghiệp vụ, quy trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó hoặc theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trên từng lĩnh vực.

Ngoài ra, cũng theo Điều 3, Nghị định 69/2024/NĐ-CP thì yếu tố xác thực là phương tiện xác thực được sử dụng để xác nhận, khẳng định chính xác chủ thể danh tính điện tử trước khi truy cập, khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Phương tiện xác thực là một số phương pháp cho phép người dùng sử dụng để thực hiện việc xác thực điện tử: mật khẩu, mã bí mật, mã vạch, thiết bị đầu cuối, thiết bị hoặc phần mềm mật khẩu sử dụng một lần, thiết bị hoặc phần mềm mật mã, thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, ảnh khuôn mặt, vân tay, giọng nói, mống mắt hoặc công cụ, phương pháp khác được sử dụng cho mục đích xác thực điện tử.

Nghị định 69/2024/NĐ-C này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Cùng chuyên mục

Chính thức cho phép đấu giá biển số xe máy
Luật Trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, trong đó, Luật có quy định giá khởi điểm một biển số xe mô tô, xe gắn máy đưa ra đấu giá không thấp hơn 05 triệu đồng.
Biển số xe được quản lý theo mã định danh
Ngày 27/6, Quốc hội thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Một trong những điểm mới trong Luật là biển số xe được quản lý theo mã định danh. Điểm này được nêu tại Điều 36, quy định về biển số xe.
Đề xuất văn phòng công chứng được khai thác thông tin về vân tay, mống mắt của cá nhân
Đại biểu Quốc hội đề nghị cho phép các tổ chức hành nghề công chứng được quyền kết nối, chia sẻ và khai thác cơ sở dữ liệu, thông tin sinh trắc học như ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt để hỗ trợ việc xác thực cá nhân một cách chính xác, chống lại hành vi mạo danh trong hoạt động công chứng nhưng không ảnh hưởng đến vấn đề về an ninh quốc gia.
13 trường hợp có thể đăng ký thuế tại cơ quan Thuế
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế thay thế Thông tư 105/2020/TT-BTC. Theo dự thảo, trường hợp Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư thực hiện truyền thông tin chủ động cho Cơ sở dữ liệu thuế khi cấp số định danh cá nhân, cơ quan Thuế cập nhật ngay số định danh cá nhân vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế để sử dụng làm mã số thuế cho cá nhân mà không yêu cầu cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan Thuế.

Tin mới