Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 06/08/2023 16:52 (GMT+7)

Đề xuất hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong tờ trình Quốc hội về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Chính phủ đề xuất hai phương án về rút bảo hiểm xã hội một lần.

Trong tờ trình, Chính phủ đề xuất hai phương án về rút bảo hiểm xã hội một lần như sau.

Phương án 1 là quy định hai nhóm lao động khác nhau. Nhóm 1 là những người đã tham gia bảo hiểm xã hội trước khi luật này có hiệu lực được rút bảo hiểm một lần sau 12 tháng nghỉ việc.

Nếu những người này chọn bảo lưu, không nhận bảo hiểm xã hội một lần sẽ hưởng 5 quyền lợi nêu trên. Tuy nhiên, nếu lao động nhất quyết rút bảo hiểm một lần thì mất các quyền lợi bổ sung.

Nhóm 2 là những người đóng bảo hiểm xã hội từ khi luật sửa đổi có hiệu lực không được rút bảo hiểm xã hội một lần. Trừ người đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng, ra nước ngoài định cư hoặc mắc một trong các bệnh nguy hiểm tính mạng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Chính phủ phân tích phương án này dần khắc phục tình trạng rút hiểm xã hội một lần thời gian qua. Về ngắn hạn, phương án này không giúp duy trì, gia tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội song về dài hạn sẽ tối ưu hơn, đồng thời ít gây phản ứng.

Tuy nhiên, quy định này có nhược điểm là chỉ áp dụng cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ khi luật có hiệu lực (dự kiến từ 1-7-2025) nên hơn 17,5 triệu lao động đang đóng bảo hiểm vẫn có quyền hưởng một lần. Việc này tạo sự so sánh giữa những người đóng trước và đóng sau.

Trong khi đó, phương án 2 đề xuất người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần chỉ được giải quyết tối đa 50% thời gian đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Thời gian còn lại được bảo lưu để người tham gia hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, khuyến khích đóng tiếp. Điều kiện được rút một lần là không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng, thời gian đóng bảo hiểm chưa đủ 20 năm.

Như vậy, người tham gia có thể đóng tiếp bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu, tử tuất, bảo hiểm y tế…

Chính phủ nhận định đây là phương án đảm bảo đúng tinh thần nghị quyết 28 của trung ương, hài hòa quyền lợi người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài.

Tuy vậy, phương án này có nhược điểm là chưa giải quyết triệt để việc rút bảo hiểm xã hội một lần. Người lao động không được hưởng toàn bộ thời gian đóng, đồng thời có thể xuất hiện tình trạng ồ ạt rút bảo hiểm một lần.

Đây là vấn đề lớn, hết sức nhạy cảm, phức tạp nên Chính phủ báo cáo, xin ý kiến Quốc hội về cả hai phương án trên.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.