Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 14/07/2023 06:21 (GMT+7)

Đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1 và B2

Theo dõi GĐ&PL trên

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định đổi, cấp lại Giấy phép lái xe (Bằng lái xe) theo phân hạng mới.

Cụ thể, theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang được lấy ý kiến, sẽ thay đổi phân hạng GPLX so với quy định cũ, tức sẽ không còn GPLX hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FC như Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành.

Tại Điều 39 dự thảo Luật TTATGT đường bộ, GPLX sẽ được phân hạng mới lại như sau:

Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50-175cm3 hoặc động cơ có công suất định mức tương đương.

Hạng A cấp cho người lái xe môtô hai bánh có dung tích xilanh từ 175 cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2;

Hạng A3 cấp cho người lái xe môtô ba bánh và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2;

tm-img-alt
Đề xuất thay đổi phân hạng bằng lái xe. (Ảnh: Internet).

Hạng B cấp cho người lái xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ của người lái xe); xe ôtô tải (kể cả ôtô tải chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500 kg; các loại xe ôtô quy định cho GPLX hạng B có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750 kg; các loại xe quy định cho GPLX hạng B2;

Hạng C1 cấp cho người lái xe ôtô tải (kể cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 3.500 đến 7.500 kg; các loại xe ôtô tải quy định cho GPLX hạng C1 có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750 kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B;

GPLX Hạng C cấp cho người lái xe ôtô tải (kể cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ôtô tải quy định cho GPLX hạng C có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1;

Hạng D2 cấp cho người lái xe ôtô chở người (kể cả ôtô buýt) từ 10 đến 30 chỗ; các loại xe ôtô chở người quy định cho GPLX hạng D2 có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C;

Hạng D cấp cho người lái xe ôtô chở người (kể cả ôtô buýt) trên 30 chỗ; xe ôtô chở người giường nằm; các loại xe ôtô chở người quy định cho GPLX hạng D có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C, D2;

Hạng BE cấp cho người lái xe để lái các loại xe ôtô quy định cho GPLX hạng B khi kéo rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc trên 750 kg;

Hạng C1E cấp cho người lái xe để lái các loại xe ôtô quy định cho GPLX hạng C1 khi kéo rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc trên 750 kg;

Hạng CE cấp cho người lái xe để lái các loại xe ôtô quy định cho GPLX hạng C khi kéo rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc trên 750 kg; xe ôtô đầu kéo kéo sơ mi rơ mooc;

Hạng D2E cấp cho người lái xe để lái các loại xe ôtô quy định cho GPLX hạng D2 khi kéo rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc trên 750 kg;

Hạng DE cấp cho người lái xe để lái các loại xe ôtô quy định cho GPLX hạng D khi kéo rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc trên 750 kg.

Người khuyết tật điều khiển xe môtô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp GPLX hạng A2.

Người khuyết tật điều khiển xe ôtô có cơ cấu điều khiển phù hợp với tình trạng khuyết tật được cấp GPLX hạng B.

Dự thảo Luật TTATGT đường bộ cũng quy định thời hạn của GPLX. Cụ thể, GPLX hạng A2, A, A3 không thời hạn. GPLX hạng B có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp. GPLX hạng C1, C, D2, D, BE, C1E, CE, D2E, DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.

Ngoài ra, Dự thảo Luật TTATGT đường bộ quy định GPLX đã được cấp theo Luật Giao thông đường bộ 2008 được tiếp tục sử dụng, đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 (GPLX được cấp lại), 3 (GPLX được đổi) Điều 43 dự thảo Luật thì được đổi, cấp lại theo phân hạng mới.

Theo đó, GPLX hạng A1, A2, A3, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE được cấp theo Luật Giao thông đường bộ 2008 được đổi, cấp lại như sau:

GPLX hạng A3, C giữ nguyên và đổi, cấp lại cùng hạng; GPLX hạng A2 đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng A1; GPLX hạng A đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng A2; GPLX hạng B đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng B1, B2.

GPLX hạng D2 đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng D; GPLX hạng D đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng E; GPLX hạng BE đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng FB2; GPLX hạng CE đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng FC.

GPLX hạng D2E đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng FD; GPLX hạng DE đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng FE.

Cùng chuyên mục

Mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID
Tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số diễn ra mới đây, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tiếp tục mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID và đề xuất ban hành các quy định liên quan.

Tin mới

Biển người đổ về “Hàn Quốc thu nhỏ” K-Town trong ngày khai trương
Hàng vạn tín đồ yêu văn hóa Hàn Quốc đã đổ về phía Đông Hà Nội, tham gia sự kiện khai trương K-Town (Grand World, Ocean City) với chuỗi hoạt động hấp dẫn kéo dài liên tục trong 3 ngày từ 26 - 28/4. Với vô vàn trải nghiệm độc đáo “chuẩn Hàn”, K-Town hứa hẹn trở thành điểm đến được yêu thích bậc nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.