Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 21/03/2024 10:53 (GMT+7)

Đề xuất 3 phương án giải quyết chế độ lương hưu cho chủ hộ kinh doanh cá thể

Theo dõi GĐ&PL trên

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã báo cáo 3 phương án giải quyết quyền lợi cho chủ hộ kinh doanh cá thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đề xuất 3 phương án giải quyết chế độ lương hưu cho chủ hộ kinh doanh cá thể
Ảnh minh họa.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có báo cáo gửi Chính phủ đề xuất các phương án để giải quyết vướng mắc trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của chủ hộ kinh doanh cá thể.

Theo đó, để giải quyết chế độ cho người lao động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất 3 phương án như sau:

Phương án 1: Tính thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp để hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật, và đưa nội dung này vào Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng phương án này đảm bảo được nguyên tắc đóng - hưởng theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế và Luật Việc làm; kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là chế độ hưu trí đối với các trường hợp đã đủ điều kiện hưởng lương hưu. Các trường hợp đã đủ tuổi đời để hưởng lương hưu, và có từ đủ 10 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thực hiện đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng ngay lương hưu. Đồng thời, giải quyết triệt để những tồn tại, vướng mắc trong thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với chủ hộ. Việc được giải quyết hưởng chế độ hưu trí để họ ổn định cuộc sống khi hết tuổi lao động, sẽ không phát sinh đơn thư khiếu kiện, khiếu nại kéo dài…

Tuy nhiên, do pháp luật chưa quy định rõ chủ hộ vừa là chủ hộ vừa là người lao động như người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại hộ kinh doanh, nên việc thực hiện tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian đã đóng với chức danh chủ hộ chưa có đủ cơ sở pháp lý để giải quyết.

Phương án 2: Hoàn trả tiền đã đóng và thu hồi số tiền đã chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm thất nghiệp đối với toàn bộ các chủ hộ.

Việc giải quyết theo phương án này giúp nhiều chủ hộ tuổi cao sẽ không còn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để có lương hưu. Từ đó, dẫn đến đời sống của họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi về già, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, tạo áp lực cho ngân sách nhà nước khi phải trợ cấp xã hội khi cao tuổi và có thể phát sinh khiếu kiện, khiếu nại kéo dài.

Phương án 3, tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp để hưởng các chế độ theo quy định đối với chủ hộ và đưa nội dung này vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi như phương án 1.

Đối với trường hợp chủ hộ muốn thay đổi nguyện vọng, có nhu cầu hoàn trả thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện hoàn trả số tiền đã đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Từ các phương án nêu trên, cơ sở đề xuất, đánh giá tác động rõ ưu nhược điểm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất phương án 1 để giải quyết những vướng mắc cho chủ hộ kinh doanh cá thể.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.