Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 29/03/2024 07:00 (GMT+7)

ĐBQH đề xuất vi phạm nồng độ cồn thấp không bị tước bằng lái

Theo dõi GĐ&PL trên

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Văn Cảnh đề xuất đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn thấp, dưới 0,1mg/lít khí thở thì chỉ bị phạt hành chính, nhưng không tước giấy phép lái xe.

ĐBQH đề xuất vi phạm nồng độ cồn thấp không bị tước bằng lái
Ảnh minh họa.

Ngày 27/3/2024, tiếp tục Chương trình làm việc, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận về dự thảo Luật TTATGT đường bộ.

Phát biểu tại Hội nghị, các đại biểu đều cho rằng, việc xây dựng Luật TTATGT đường bộ là phù hợp với chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan với mục tiêu bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân khi tham gia giao thông, xác định cụ thể cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm chính về TTATGT đường bộ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong việc bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

Một trong những vấn đề nhiều đại biểu quan tâm và nhất trí với dự thảo Luật là quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. ĐBQH Nguyễn Đại Thắng (Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên) cho biết, trong phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6, Đại biểu đã đề nghị xem xét cần phải có ngưỡng nồng độ cồn, tuy nhiên, sau khi đánh giá kỹ ưu, nhược điểm, thì đồng tình với quy định cấm tuyệt đối có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng cũng cho biết, thời gian qua, lực lượng CSGT đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, qua đó, đã góp phần kéo giảm các vụ tai nạn giao thông. Theo số liệu của cơ quan chức năng, năm 2023, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia giảm 25% số vụ, giảm 50% số người chết, giảm 22% số người bị thương so với cùng kỳ. Với phương châm tính mạng của con người là trên hết, trước hết, thì quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe là cần thiết. Bên cạnh đó, Đại biểu Nguyễn Đại Thắng cũng cho rằng, nếu quy định vi phạm nồng độ cồn đến ngưỡng mới xử lý thì khi đã ngồi vào bàn uống rượu, bia, chúng ta xác định thế nào là uống trong ngưỡng cho phép?. Theo Đại biểu, hiện nay, khi lực lượng chức năng tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn thì người dân đã dần hình thành thói quen "đã uống rượu bia là không lái xe", do đó, quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe sẽ được dư luận đồng tình, ủng hộ. Đồng tình với quy định trên, ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định) cho rằng, cần tăng nặng xử phạt với mức vi phạm nồng độ cồn cao. Tuy nhiên, Đại biểu đề xuất với nồng độ cồn mức thấp, dưới 0,1mg/lít khí thở thì chỉ nên xử phạt hành chính, nhưng không tước giấy phép lái xe. Tuy nhiên, cũng theo Đại biểu, quy định không tước giấy phép lái xe này không nên áp dụng với người lái xe máy hoạt động dịch vụ chở người và chở hàng. Cũng nhất trí quan điểm trên, ĐBQH Thái Thị An Chung (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An) bày tỏ quan điểm đồng tình với dự thảo Luật quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với lái xe. Lý do mà Chính phủ và Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đưa ra rất đầy đủ và thuyết phục. Thực tế, quy định này cũng đã được Quốc hội khoá XIV thảo luận, xem xét kỹ lưỡng và đã thống nhất thông qua trong Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và được thực hiện từ 01/01/2020. Do ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên thời gian thực hiện chưa được nhiều nhưng quá trình triển khai, xử lý quyết liệt tình trạng vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông thì người dân đã nâng cao hơn ý thức, trách nhiệm về sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Điều này không chỉ góp phần đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông mà còn thay đổi thói quen lạm dụng rượu bia trong đời sống hiện nay, không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài trong nâng cao sức khoẻ của người Việt.

Bên cạnh những quan điểm đồng tình, vẫn còn có quan điểm khác với các Đại biểu trên, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, cần quy định vi phạm nồng độ cồn đến ngưỡng thì mới xử lý.

Theo Đại biểu, thực tế cuộc sống hiện nay, sau khi có đám tiệc người có tiền thì đi dịch vụ, còn người không có tiền vẫn tự chạy xe. Đặc biệt là ở nông thôn, người lao động chân tay rất nhiều, họ đi bằng xe máy. Nếu 100% không có nồng độ cồn là khó khả thi. Thực tế, khi uống 01 lon bia hoặc 01-02 cốc rượu thì tâm trí vẫn bình thường, lái xe vẫn được.

Đại biểu nêu ví dụ uống rượu, bia chiều hôm qua, sáng hôm sau lái xe vẫn còn có nồng độ cồn và bị xử phạt thì rất vô lý.

Bày tỏ đồng tình đã uống rượu bia thì không lái xe nhưng Đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị Quốc hội xem xét, cơ quan y tế cũng cần phối hợp để có tính toán về vấn đề này.

Còn ĐBQH Lý Thị Lan (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang) cho biết, để luật đi vào cuộc sống, phù hợp với thực tiễn thì cần rà soát, xem xét, cân nhắc mức xử phạt, hình thức xử phạt cho phù hợp với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Theo Đại biểu, qua thực tiễn như ở tỉnh Hà Giang hoặc các vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì việc sử dụng rượu bia do nét văn hóa của đồng bào, khi tham gia giao thông họ chưa thể thực hiện triệt để việc không có nồng độ cồn.

Để luật đi vào cuộc sống và có sức thuyết phục, Đại biểu Lý Thị Lan đề nghị cần rà soát, xem xét, cân nhắc mức xử phạt, hình thức xử phạt sao cho phù hợp và có lộ trình cụ thể để người dân dần dần hình thành văn hóa khi tham gia giao thông, đáp ứng được yêu cầu thực hiện các quy định của pháp luật.

ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cũng cho rằng, không nên quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn, bởi ngoài rượu bia thì các loại giấm táo hay đồ uống khác không phải rượu bia nhưng khi uống vào cơ thể thì cũng có thể vượt mức bằng 0.

Cùng chuyên mục

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống suy thoái đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta. Trong đó, tư tưởng về đạo đức cách mạng và phòng chống suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Bài viết làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng có hiệu quả trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.

Tin mới

Ocean City – Từ “cơn sốt” mạng xã hội đến siêu điểm đến thu hút hàng triệu du khách
Với hơn 1,2 tỷ lượt xem trên TikTok và hơn 1 triệu bài đăng trên Facebook chỉ trong một thời gian ngắn, địa danh Ocean City đã vượt khỏi phạm vi một “cơn sốt mạng” thông thường, từng bước khẳng định vị thế của một trong những tâm điểm du lịch – giải trí – văn hóa có ảnh hưởng mạnh hàng đầu miền Bắc hiện nay.
“Nóng” như Sầm Sơn, đô thị biển xứ Thanh khẳng định vị thế trung tâm du lịch hàng đầu phía Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần 2 ngàn tỷ đồng. Những con số “biết nói” này một lần nữa khẳng định vị thế vững chắc của “thủ phủ du lịch biển miền Bắc”.
Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương hay không?
Khi mất răng, nhiều người sẽ tìm đến phương pháp trồng Implant để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: “Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương?”. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình trồng Implant ngay sau khi nhổ răng, cũng như những yếu tố cần lưu ý trong quá trình điều trị.