Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 04/11/2022 10:28 (GMT+7)

Đầu thú sau hơn một ngày gây tai nạn: Có được miễn giảm trách nhiệm hình sự?

Theo dõi GĐ&PL trên

Luật sư cho hay, người gây tai nạn có thể chậm trình diện 01 - 02 hôm và không có quy định họ được chậm trình diện bao lâu, nhưng phải trình diện sớm nhất và nếu bỏ trốn, tìm cách trốn tránh trách nhiệm hay xóa dấu vết thì đây sẽ là tình tiết tăng nặng.

tm-img-alt
Chiếc xe tại hiện trường.

Ngày 03/11, Công an TP. Hà Nội cho biết, Hoàng Bằng Việt (Sinh năm 1997, trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) người điều khiển chiếc ô tô Ferrari gây ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại đường Lê Quang Đạo (trước cổng Liên đoàn bóng đá Việt Nam), phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vào sáng ngày 31/10, đã ra đầu thú lúc 22h00 ngày 01/11, hơn một ngày sau tai nạn.

Nhà chức trách đã trưng cầu Trung tâm Pháp y Hà Nội lấy máu, mẫu nước tiểu để giám định nồng độ cồn, chất gây nghiện với Việt. Hiện, kết quả chưa được công bố.

Theo lời khai của Việt tại cơ quan chức năng, Việt trình bày do hoảng loạn nên đã cùng bạn gái rời hiện trường.

Vậy, việc đầu thú sau hơn một ngày gây tai nạn liệu có được miễn giảm trách nhiệm hình sự hay không?

Theo Luật sư Hà Thị Khuyên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, sau khi gây tai nạn, người để xảy ra tai nạn chưa đến trình diện cơ quan chức năng do tâm lý chưa ổn định, sợ hãi, nhưng họ đã thông tin cho cơ quan chức năng biết thì điều này được pháp luật cho phép. Người gây tai nạn có thể chậm trình diện 01 - 02 hôm và cũng không có quy định là họ được chậm trình diện trong bao lâu, nhưng phải trình diện sớm nhất và nếu bỏ trốn, tìm cách trốn tránh trách nhiệm hay xóa dấu vết thì đây sẽ là tình tiết tăng nặng. Trường hợp này lái xe đã ra đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi của mình thì đây cũng được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2, Điều 51, Bộ luật Hình sự 2015.

Còn về vấn đề “miễn trừ” thì theo Luật sư, cần phân biệt thân phận ngoại giao được miễn trừ là cá nhân để thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài, chứ không phải là thân phận của tài sản, phương tiện giao thông. Người mang thân phận ngoại giao được miễn trừ theo luật pháp quốc tế trong một số trường hợp theo nguyên tắc có đi có lại. Còn đối với các phương tiện giao thông mang biển ngoại giao nhưng do công dân nước sở tại (trường hợp này là người Việt Nam) điều khiển, không phải là thực hiện nhiệm vụ thì vụ việc được giải quyết theo thủ tục thông thường, nghĩa là người gây tai nạn mà có lỗi thì phải chịu trách nhiệm pháp lý. Cơ quan ngoại giao quản lý phương tiện chỉ là bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông.

Trong trường hợp qua xác minh chiếc xe là của cơ quan ngoại giao, nhưng người điều khiển phương tiện lại là công dân Việt Nam, không phải đang thực hiện nhiệm vụ ngoại giao thì hoàn toàn không được miễn trừ.

Nên người gây tai nạn nếu có lỗi thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, hậu quả nạn nhân thiệt mạng thì người gây tai nạn có lỗi sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể là tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" theo Điều 260, Bộ luật Hình sự 2015, hậu quả chết người khung hình phạt 01 - 05 năm tù. Nếu người lái xe sử dụng rượu bia, chất ma túy hoặc không có giấy phép lái xe thì phải đối diện khung hình phạt từ 03-10 năm tù.

Trường hợp xác định chiếc xe của cơ quan ngoại giao hợp pháp thì có thể sẽ trả lại chiếc xe này cho chủ sở hữu, còn người gây tai nạn có lỗi thì phải chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 591, Bộ luật Dân sự 2015.

Cùng chuyên mục

Chuyển án tù sang phạt tiền – Pháp luật quy định thế nào?
Nói đến hình sự thì người ta nói đến hai vấn đề lớn đó là tội phạm về hình phạt. Đối với một vụ án hình sự thì cũng có hai vấn đề mà cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng quan tâm là bị cáo có tội hay không, nếu có tội rồi thì hình phạt như thế nào?
Vấn đề pháp lý vụ hành khách người dân tộc bị ép trả 4,2 triệu đồng tiền xe tại Hà Nội
Theo Luật sư, trong vụ việc này cơ quan có thẩm quyền cần phải điều tra, làm rõ hơn một số tình tiết liên quan đến vụ việc để từ đó xác định có hay không yếu tố vi phạm pháp luật hình sự trong vụ việc. Trường hợp phát hiện các đối tượng có hành vi cấu kết với nhau để lừa đảo nạn nhân thì có thể bị xử lý về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Hình sư năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Một số vấn đề pháp lý vụ ngai vua triều Nguyễn bị xâm hại
Theo Luật sư, bảo vật quốc gia được Nhà nước công nhận là biểu tượng quốc gia, mang yếu tố chính trị, văn hóa và lịch sử, có giá trị độc bản, mang ý nghĩa về vật chất lẫn tinh thần. Mọi hành vi xâm phạm, phá hoại di sản – đặc biệt là bảo vật quốc gia – đều phải được xử lý nghiêm khắc để bảo vệ trật tự pháp luật, lòng tôn kính di sản, và trách nhiệm với thế hệ mai sau.
Hành vi lừa dối khách hàng bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự, hành vi lừa dối khách hàng có thể bị xử lý hình sự khi đã bị xử phạt hành chính về hành vi lừa dối khách hàng hoặc đã bị kết án về tội "Lừa dối khách hàng", chưa được xóa án tích nhưng lại vi phạm, thu lợi bất chính từ 05 triệu đồng trở lên.
Quyền của người cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo đó bên có nghĩa vụ giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Nhận tội thay cho người khác phạm tội gì?
Theo Luật sư, hành vi nhận tội thay cho người khác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Che giấu tội phạm", tội "Cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối" hoặc tội "Không tố giác tội phạm" nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành các tội phạm này.
Một số vấn đề pháp lý vụ trẻ tử vong trên đưa đón học sinh
Việc đưa đón học sinh mầm non, tiểu học là một quá trình đòi hỏi phải có quy tắc đảm bảo an toàn, người thực hiện việc đưa đón phải là những người có trình độ, kĩ năng chuyên môn tốt, có trách nhiệm.  Chỉ cần thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng quy trình tổ chức thực hiện việc đưa đón học sinh hoặc người được giao quản lý việc đưa đón học sinh thiếu trách nhiệm, không tuân thủ quy trình là có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Tin mới

Công ty Ăn Cùng Bà Tuyết giải thể, vì sao?
Sau hơn hai năm hoạt động, Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Ăn Cùng Bà Tuyết đã chính thức thông báo giải thể. Tuy nhiên, thương hiệu "Ăn Cùng Bà Tuyết" nổi tiếng trên mạng xã hội với các nội dung ẩm thực dân dã vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh dưới mô hình mới.
Làn sóng “chốt đơn” tại Vinhomes Green City sau công bố chính sách bán hàng
Ngay sau khi công bố chính sách giãn xây 2 năm, Vinhomes Green City (Đức Hòa, Long An) đã chứng kiến một làn sóng đầu tư sôi động. Từ các trung tâm lớn như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… dòng vốn đang đổ mạnh về khu Tây Bắc, nơi một căn nhà phố chỉ từ 4,79 tỷ đồng có thể “cân” cả nhu cầu an cư lẫn kinh doanh.
Vũng Tàu: Từ “Cap Saint-Jacques” đến thiên đường nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực
Từ gần 2 thế kỷ trước, Vũng Tàu đã được người Pháp gọi tên là “Cap Saint-Jacques” nhờ vị thế cửa biển độc đáo và vai trò thông thương quan trọng. Cùng với sự xuất hiện của hàng loạt “đại bàng” Sun Group, Vingroup…, Vũng Tàu đang đứng trước vận hội mới, hứa hẹn chuyển mình ngoạn mục để trở thành điểm đến nghỉ dưỡng – du lịch văn hoá đẳng cấp quốc tế.