Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 18/06/2024 06:51 (GMT+7)

Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin D

Theo dõi GĐ&PL trên

Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với xương cũng như hệ miễn dịch. Do đó, chúng ta không nên chủ quan trước những dấu hiệu thiếu vitamin D của cơ thể.

Để thúc đẩy sự phát triển khoẻ mạnh của xương và hệ miễn dịch, không thể không nhắc đến tầm quan trọng của vitamin D trong cơ thể của chúng ta. Vì sự quan trọng này, việc nhận biết các dấu hiệu thiếu vitamin D và bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày là cực kỳ cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Vai trò vitamin D

Vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu, loại vitamin này vừa là một chất dinh dưỡng vừa là một hormone mà cơ thể có thể tự tạo ra được. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hấp thụ canxi và phospho để duy trì và phát triển sự chắc khoẻ của xương. Điều này làm cho vitamin D trở thành một phần không thể thiếu trong việc ngăn ngừa các vấn đề xương như loãng xương, còi xương.

Ngoài ra, vitamin D cũng có vai trò trong hệ thống miễn dịch, nó sẽ hỗ trợ giảm sự phát triển của các tế bào ung thư và giảm viêm nhiễm hiệu quả.[1]

1. Mệt mỏi

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được sự liên quan của vitamin D đối với sức khoẻ tổng thể, khi thiếu loại vitamin này có thể sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi trong ngày. Bạn sẽ cảm thấy không có năng lượng khi làm việc, học tập, luôn trong trạng thái căng thẳng, uể oải và mất ngủ.

Khi thiếu vitamin D bạn sẽ cảm thấy không có năng lượng trong một ngày
Khi thiếu vitamin D bạn sẽ cảm thấy không có năng lượng trong một ngày. Ảnh minh họa.

2. Mất ngủ

Khi không cung cấp đủ vitamin D, một dấu hiệu thường thấy là mất ngủ. Điều này xảy ra bởi vì khi thiếu loại vitamin này, cơ thể sẽ tăng sản xuất hormone gây căng thẳng và cortisol ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ.

Thiếu vitamin D khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi nhưng khó đi vào giấc ngủ, chu kỳ ngủ ngắn hơn, thường xuyên thức giấc về đêm và xảy ra các rối loạn giấc ngủ khác.[2]

3. Đau xương

Vitamin D là vitamin liên quan trực tiếp tới các vấn đề về xương, nên khi thiếu thành phần này sẽ gây ra tình trạng đau xương thường xuyên. Biểu hiện như việc bị nhức mỏi xương, đau các khớp xương khi trời lạnh hoặc về chiều tối.

Ngoài ra, khi thiếu vitamin D cũng sẽ làm thể trạng của bạn yếu hơn, dẫn đến té ngã thường xuyên và gặp các vấn đề tổn thương xương. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng người thường xuyên bị đau nhức xương có hàm lượng vitamin D trong máu thấp hơn người bình thường.[2]

Nhức mỏi xương, đau các khớp xương là tình trạng thường thấy ở người thiếu vitamin D
Nhức mỏi xương, đau các khớp xương là tình trạng thường thấy ở người thiếu vitamin D. Ảnh minh họa.

4. Đau, yếu cơ

Ngoài việc hỗ trợ sự phát triển của xương thì vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong các chức năng của cơ. Cụ thể, chúng sẽ giúp tăng cường sự co cơ, giúp phát triển cơ bắp khoẻ mạnh và từ đó ngăn ngừa nguy cơ té ngã.

Các tình trạng đau, yếu cơ thường là do thiếu vitamin D. Các triệu chứng có thể thấy là mất trương lực cơ, teo cơ,... Ngoài ra, cũng có trường hợp dẫn đến đau mãntính, khi bổ sung đủ có thể làm giảm các tình trạng này.[3]

Các triệu chứng có thể thấy khi thiếu vitamin D là mất trương lực cơ, teo cơ
Các triệu chứng có thể thấy khi thiếu vitamin D là mất trương lực cơ, teo cơ. Ảnh minh họa.

5. Trầm cảm

Trầm cảm có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và thiếu vitamin D cũng góp phần gây ra căn bệnh này. Đã có nghiên cứu cho thấy lượng vitamin D ở người trầm cảm thấp hơn rất nhiều so với người bình thường.

Những dấu hiệu của trầm cảm thường thấy là căng thẳng, lo âu, mất ngủ trong thời gian dài. Nên bổ sung đủ loại vitamin này sẽ hỗ trợ cho việc cải thiện tâm trạng và giảm các cảm xúc tiêu cực khác.

Bên cạnh việc cung cấp vitamin D cho bà bầu sau sinh để giúp hấp thu và chuyển hóa các khoáng chất cần thiết như canxi, phospho vào cơ thể, thì vitamin D còn hỗ trợ giảm lo âu, mất ngủ, đặc biệt là trầm cảm sau sinh.

Lượng vitamin D ở người trầm cảm thấp hơn rất nhiều so với người bình thường
Lượng vitamin D ở người trầm cảm thấp hơn rất nhiều so với người bình thường. Ảnh minh họa.

6. Thường xuyên bị cảm, cúm

Vitamin D có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hạinhiễm trùng. Cho nên việc thiếu chất dinh dưỡng này sẽ gây ra tình trạng cảm cúm thường xuyên.

Bạn có thể gặp các tình trạng như cảm lạnh, đau đầu, ho, viêm phế quản, viêm phổi,... do hệ miễn dịch kém nên giảm khả năng chống lại các loại bệnh này.

Bị cảm, cúm thường xuyên cũng là một dấu hiệu thiếu vitamin D
Bị cảm, cúm thường xuyên cũng là một dấu hiệu thiếu vitamin D. Ảnh minh họa.

7. Rụng tóc

Rụng tóc là một vấn đề mà rất nhiều người hiện nay đang gặp phải, nó có thể do rất nhiều nguyên nhân khác từ môi trường, lối sống. Tuy nhiên, vitamin D cũng sẽ liên quan đến tình trạng này.

Điều này xảy ra là do vitamin D đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo các nang tóc mới nên khi thiếu hụt, tóc sẽ chậm mọc hơn.

Thiếu vitamin D có thể gây ra rụng tóc ở phụ nữ
Thiếu vitamin D có thể gây ra rụng tóc ở phụ nữ. Ảnh minh họa.

8. Vết thương chậm lành

Các vết thương sau khi té ngã hoặc sau khi phẫu thuật có thời gian lành lâu cũng là một dấu hiệu báo hiệu việc thiếu vitamin D trong cơ thể. Bởi vì, trên thực tế vitamin D cũng sẽ đóng vai trò trong việc hình thành các biểu bì mới, hỗ trợ làm lành vết thương.

Ngoài ra, vitamin D cũng có khả năng kiểm soát viêm và tình trạng nhiễm trùng của cơ thể. Người không cung cấp đủ vitamin này sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn so với người bình thường.[4]

Các vết thương của bạn sẽ chậm lành hơn nếu không cung cấp đủ vitamin D
Các vết thương của bạn sẽ chậm lành hơn nếu không cung cấp đủ vitamin D. Ảnh minh họa.

9. Một số biểu hiện thiếu vitamin D khác ở trẻ em

Biểu hiện điển hình nhất của việc thiếu vitamin D ở trẻ em là bệnh còi xương. Trẻ sẽ có những dấu hiệu như:

  • Xương phát triểu bất thường như chân cong, vẹo cột sống.
  • Chậm biết bò, chậm biết đi.
  • Vẹo cột sống.
  • Các vấn đề nha khoa.
  • Tay và chân còi cọc.
  • Mất trương lực cơ.

Vấn đề này xảy ra khi trẻ thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không được bổ sung đầy đủ vitamin D từ các thực phẩm sữa, trứng,... Và đa số trường hợp còi xương gặp ở trẻ đang bú mẹ, cho nên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm sữa công thức nếu thấy trẻ phát triển không tốt.

Thiếu vitamin D sẽ gây ra tình trạng còi xương ở trẻ em
Thiếu vitamin D sẽ gây ra tình trạng còi xương ở trẻ em. Ảnh minh họa.

10. Khi nào cần phải xét nghiệm tình trạng thiếu vitamin D?

Khi thiếu vitamin D sẽ gây ra những vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng, bạn cần phải đi xét nghiệm nếu như:

  • Thường xuyên đau xương, đau cơ hay nhức mỏi toàn thân.
  • Gãy xương do va đập nhẹ.
  • Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 1 đến giai đoạn 3.
  • Trẻ em bị còi xương.[5]
Bạn nên đi xét nghiệm vitamin D nếu gặp những tình trạng sức khoẻ như trên

11. Cách phòng chống thiếu vitamin D

Để có một cơ thể phát triển toàn diện và không gặp các vấn đề liên quan đến xương khớp thì bạn nên tham khảo các cách để phòng tránh thiếu vitamin D dưới đây:

Ăn đa dạng các loại thực phẩm

Bạn nên ăn đầy đủ 4 nhóm chất là đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng của cơ thể. Khi được cung cấp đẩy đủ năng lượng, việc hấp thụ và chuyển hoá vitamin D sẽ tốt hơn. Vitamin D cũng có rất nhiều trong các loại thực phẩm khác nhau nên bạn có thể thay đổi để đa dạng khẩu phần ăn nhất.[6]

Bổ sung vitamin D từ thức ăn hoặc thực phẩm chức năng

Vitamin D có rất nhiều trong thức ăn nên bạn lưu ý bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin D như: Trứng, cá, sữa, phô mai,... trong số đó, sữa là thực phẩm dễ tiêu thụ và cung cấp được nhiều vitamin D cho cơ thể nhất.

Nếu như bạn bị thiếu vitamin D nặng bạn có thể tham khảo ý kiến của dược sỹ hoặc bác sĩ để bổ sung thêm vitamin D từ thực phẩm chức năng để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên. Hãy cố gắng tiếp xúc hàng ngày với ánh nắng mặt trời khoảng 10-30 phút vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn, tùy vào tình trạng da của bạn và cường độ ánh sáng. Tuy nhiên, hãy luôn bảo vệ da khỏi tác động của tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng.

Bổ sung vitamin D2, vitamin D3 bao nhiêu là đủ?

Trong các thực phẩm chức năng thường thấy có hai loại chính: vitamin D2 và vitamin D3. Liều lượng vitamin D2 và D3 cần thiết có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cá nhân và chỉ định từ bác sĩ. Người trưởng thành thường cần ít nhất 600-800 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày, nhưng có thể cần nhiều hơn nếu có yếu tố riêng gây thiếu hụt vitamin D.[5]

Người trưởng thành cần khoảng 600-800 IU vitamin D mỗi ngày

Dự phòng và điều trị bệnh liên quan đến thiếu vitamin D

Ngoài việc bổ sung vitamin D từ ánh nắng, thực phẩm hay thực phẩm chức năng thì bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề dự phòng các bệnh liên quan đến thiếu vitamin D, bạn có thể tham khảo những điều sau đây:

  • Vệ sinh môi trường xung quanh.
  • Tẩy giun và tiêm phòng cho trẻ đúng lịch.
  • Uống bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.

Cung cấp đầy đủ vitamin D sẽ hỗ trợ phát triển một cơ thể khoẻ mạnh hơn, vậy nên bạn cần chú ý đến những dấu hiệu khi thiếu loại vitamin này để có sự thay đổi phù hợp. Hãy đảm bảo một lối sống lành mạnh và bổ sung đầy đủ vitamin D cho sức khoẻ của bạn và gia đình nhé!

Cùng chuyên mục

Lợi ích từ việc cấm bán thuốc lá cho thanh thiếu niên
Theo kết quả một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Public Health, việc cấm bán thuốc lá cho thanh thiếu niên và tạo ra một thế hệ không hút thuốc có thể ngăn chặn 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi trên toàn cầu.
95,7% người bệnh hài lòng với khối bệnh viện tại Hà Nội
Sở Y tế Hà Nội vừa công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý III năm 2024. Trong đó, tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 95,7% và 96,6% khối trung tâm y tế (bao gồm 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và Trung tâm Cấp cứu 115).
Tỷ lệ tiêm chủng thực tế trong cộng đồng tại TP HCM chưa đạt 95%
Sau một tháng triển khai Chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi, đến ngày 30/9, trên thống kê lý thuyết, tỷ lệ bao phủ đủ 2 mũi vaccine sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt 95,09% (bao gồm cả trẻ đã tiêm đủ 2 mũi sởi trước chiến dịch).
Cung ứng đủ, kiểm soát chặt giá thuốc điều trị người bệnh sau mưa bão
Để bảo đảm cung ứng thuốc và kiểm soát giá các thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc; Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam; Tổng công ty Dược Việt Nam - CTCP về việc bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão.
Lần đầu chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng tế bào gốc
Một nghiên cứu mới đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng cách sử dụng tế bào gốc. Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học đã thành công trong việc đảo ngược tình trạng bệnh ở một phụ nữ 25 tuổi thông qua cấy ghép tế bào gốc được “tái lập trình” từ chính cơ thể của bệnh nhân.

Tin mới

Làm giả giấy tờ, chủ tịch và cán bộ địa chính xã bị bắt
Nguyên chủ tịch UBND và cán bộ địa chính xã Đức Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) đã "bắt tay" làm các thủ tục và làm giả một số giấy tờ để xin cấp đất đã bị cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam để tiếp tục điều tra vụ án...