Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 21/04/2022 14:12 (GMT+7)

Đắp thuốc thầy lang sau khi bị rắn độc tấn công, nam sinh lớp 7 bị nhiễm độc nặng

Theo dõi GĐ&PL trên

Gia đình đã đưa bé trai đến nhờ thầy lang ở địa phương đắp thuốc. Tuy nhiên, nhiều ngày sau, cơ thể bệnh nhi nhiễm độc nặng, bàn tay trái bị nhiễm trùng, hoại tử.

Ngày 19/4, BS Nguyễn Cát Phương Vũ - khoa Hồi sức Tích cực của Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP.HCM) - thông tin về trường hợp một bé trai nguy kịch sau khi bị rắn độc tấn công.

Theo đó, nam sinh lớp 7 (ngụ tỉnh An Giang) theo lên núi đốn chuối phụ giúp kinh tế gia đình. Khi vừa đưa tay ra chuẩn bị đốn vào thân chuối, con rắn hổ bướm (một trong tứ đại nọc độc của loài rắn) đang mang thai hung hãn vồ ra cạp ngay bàn tay trái của em.

Người mẹ đập chết con rắn, đồng thời nhanh trí hút nọc độc, lấy găng tay băng ép cột thắt vùng trên vết cắn. Gia đình sau đó đưa em đến nhờ thầy lang ở địa phương đắp thuốc.

Đắp thuốc thầy lang sau khi bị rắn độc tấn công, nam sinh lớp 7 bị nhiễm độc nặng
Bé trai qua cơn nguy kịch, sức khỏe bình phục tốt. Ảnh: Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Vết cắn sau 3 ngày dần giảm đau nhưng nhiễm trùng, nổi bóng nước lan tỏa; các vết bầm da toàn khắp toàn thân dần lộ diện và lan nhanh. Cơn đau cứ thế lan nhanh nửa thân người trái, bụng ngực trái ê ẩm.

Cảm nghĩ nọc độc phát tán không kiểm soát, cả nhà đưa em lên khoa Cấp Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cơ thể bị nhiễm độc nặng, bàn tay trái bị nhiễm trùng, hoại tử. Kết quả xét nghiệm ghi nhận, trẻ bị rối loạn đông máu.

Vết cắn sau 6 ngày đã nhem nhuốc và hoại tử, y bác sĩ khẩn trương cắt lọc, băng vô khuẩn, giảm đau, truyền kháng độc tố rắn lục và liên tục các loại huyết thanh, chế phẩm máu để điều chỉnh rối loạn đông máu.

Sau nhiều ngày được chăm sóc, điều trị tích cực, hiện bệnh nhi đã vượt qua được cơn nguy kịch, sức khỏe bình phục tốt.

Các bác sĩ khuyến cáo, trong tất cả các trường hợp bị rắn tấn công, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Quá trình xử trí bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu và theo dõi tại bệnh viện phải được tiến hành ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu để lâu thì kết quả điều trị sẽ rất kém hoặc không hiệu quả.

Cùng chuyên mục

Cảnh báo đột quỵ "rình rập" khi thời tiết thay đổi
Thời gian gần đây, tại TP Hồ Chí Minh ghi nhận một số trường hợp đột ngột ngã gục và tử vong khi đang di chuyển trên đường. Nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm này được xác định là do đột quỵ.
Bệnh sởi ở người lớn gia tăng, cảnh báo nguy cơ lây lan do chủ quan​
Những ngày qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều bệnh nhân sởi là người lớn. Các bác sĩ cảnh báo, hiện vẫn còn nhiều người lớn chủ quan với bệnh sởi. Trong bối cảnh dịch sởi đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương thì việc tiêm vaccine phòng bệnh là vô cùng cần thiết.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.

Tin mới

Bác sĩ Vũ Trọng Quỳnh: Phần quà ý nghĩa luôn là nguồn động viên khích lệ rất lớn đối với những hoàn cảnh khó khăn
Nhiều năm trở lại đây, đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên trong những việc làm từ thiện nhằm chung tay giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn… vươn lên trong cuộc sống, CLB Thiện nguyện Thái Nguyên đã và đang có nhiều đóng góp tích cực cho công tác nhân đạo, từ thiện.
Cấp lại giấy phép lái xe quá hạn có phải thi sát hạch lại?
Thời hạn của Giấy phép lái xe (GPLX) được ghi trên GPLX. Trước khi hết thời hạn sử dụng, người có GPLX phải thực hiện đi cấp đổi GPLX. Trường hợp quá hạn đổi sẽ xử lý theo quy định tại điểm a khoản 27 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT ngày 31/3/2024 sửa đổi khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017.
Cảnh giác lừa đảo mạo danh Công an yêu cầu tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo
Thống kê trong 5 tuần vừa qua (từ 14/10 đến 17/11), tổng đài số 156/5656 do VNCERT/CC vận hành đã tiếp nhận hơn 21.800 phản ánh của người dùng về các cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo. Trong số này, mạo danh Công an yêu cầu tải, cài ứng dụng định danh điện tử VNeID giả mạo là một trong những trò lừa đảo được người dân thông tin nhiều nhất.