Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 26/01/2024 18:19 (GMT+7)

Cung ứng kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn cho người dân trên địa bàn Hà Nội

Theo dõi GĐ&PL trên

Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác dược, mỹ phẩm; cung ứng kịp thời thuốc có chất lượng, hợp lý, an toàn, hiệu quả cho nhân dân trên địa bàn Thủ đô, Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch hoạt động công tác dược, mỹ phẩm năm 2024.

Theo đó, kế hoạch hoạt động công tác dược, mỹ phẩm năm 2024 của Sở Y tế Hà Nội đặt ra một số chỉ tiêu như: tăng 5% tỷ lệ thuốc sử dụng trong nước so với năm 2023. 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động sử dụng thuốc tổ chức và triển khai các hoạt động dược lâm sàng. Tỷ lệ người làm công tác dược lâm sàng/giường bệnh và đơn thuốc đáp ứng quy định. 100% cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc trên địa bàn thực hiện kết nối liên thông và cập nhật dữ liệu. 100% các trường hợp phản ứng có hại của thuốc (ADR) được báo cáo kịp thời. 30% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng tránh tương tác thuốc, chống chỉ định.

Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội xây dựng kế hoạch chi tiết lấy mẫu thuốc trên địa bàn để kiểm tra chất lượng, kế hoạch giám sát chất lượng thuốc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn. Tổ chức giao ban định kỳ mạng lưới quản lý, theo dõi chất lượng tại các cơ sở sản xuất, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn. Nâng cao chất lượng, cung cấp kịp thời các thông tin liên quan đến chất lượng thuốc, thuốc giả… Tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở kinh doanh thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn. Ban hành văn bản đình chỉ lưu hành thuốc, mỹ phẩm theo thông báo của Bộ Y tế đúng quy định. Tổ chức giám sát, niêm phong thuốc, mỹ phẩm không đạt chất lượng kịp thời…

tm-img-alt
Ảnh minh họa - https://suckhoeviet.org.vn/

Về công tác dược lâm sàng, ngành y tế Hà Nội rà soát, đôn đốc các bệnh viện hạng II thành lập và tổ chức triển khai hoạt động dược lâm sàng, hoàn thành chậm nhất trong quý I/2024. Kiện toàn, bổ sung nhân sự làm công tác dược lâm sàng trong các bệnh viện. Tăng cường đào tạo, hướng dẫn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho dược sỹ làm công tác dược lâm sàng. Tiếp tục áp dụng thí điểm các mô hình tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh khám chữa bệnh ngoại trú…

Về cung ứng thuốc, ngành y tế chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh khẩn trương xây dựng kế hoạch cung ứng thuốc kịp thời, chất lượng, phù hợp và đáp ứng được nhu cầu phát triển chuyên môn của đơn vị. Nâng cao chất lượng công tác bảo quản, sử dụng thuốc. Chỉ đạo, tăng cường kết nối, trau dồi thông tin nhằm nâng cao chất lượng mỹ phẩm sản xuất trên địa bàn. Thẩm định các cơ sở sản xuất mỹ phẩm, hồ sơ công bố mỹ phẩm, quảng cáo mỹ phẩm theo đúng quy định.

Đồng thời, chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn, tổ chức cung ứng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất cho người bệnh. Tăng cường công tác quản lý, cấp phát thuốc đúng quy định chuyên môn. Đảm bảo các biện pháp an ninh, không để xảy ra thất thoát thuốc. Duyệt đơn hàng mua thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất theo đúng quy định. Hậu kiểm mỹ phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm. Chủ trì, phối hợp với công an kiểm tra hoạt động liên quan đến việc mua, bán, sử dụng thuốc gây nghiện/hướng thần/tiền chất tại các cơ sở sản xuất, cung ứng, sử dụng trên địa bàn. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối, sử dụng thuốc trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra giám sát, niêm phong thuốc ngay sau khi có kết luận thuốc không đạt chất lượng theo quy định của pháp luật.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.