Có 5 điểm khác biệt lớn giữa trẻ thích nghe kể truyện và trẻ không thích nghe sau 10 năm
Trẻ thường được nghe kể chuyện giúp hỗ trợ phát triển trí não, trau dồi cảm xúc EQ tốt hơn.
Nhiều đứa trẻ thích bám theo bố mẹ để được nghe kể chuyện, đôi khi trẻ không chịu thay đổi nội dung câu chuyện mà muốn nghe lại một câu chuyện hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần.
Chị A Liên có cậu con trai năm nay 4 tuổi, chị cho biết thường rất quen với tình huống này, bởi cậu bé đã thích nghe kể chuyện kể từ khi hơn 1 tuổi, ví dụ như “Ba chú lợn con”, lúc đầu bé chỉ hiểu được những từ như “heo”, “gà”, “vịt” , nhưng khi nghe thấy các từ tượng thanh, bé sẽ cười khúc khích.
Sau này, khi được nghe lại câu chuyện vào năm 2 tuổi, cậu bé mới hiểu được ý nghĩa, khi biết ngôi nhà do ba chú heo con xây bị con sói lớn xấu xa lật đổ, cậu bé đã rất đau lòng và rơi nước mắt.
Khi con trai được hơn 3 tuổi, chị A Liên nghĩ rằng con không muốn nghe truyện này nữa, nhưng cậu bé vẫn cứ đòi mẹ đọc về “Ba chú lợn con” nhiều lần. Cho đến hôm nay, cậu bé đã thuộc rất nhiều câu chuyện và kể lại cho cả nhà nghe.
Nhà giáo dục mầm non Montessori gọi đó là “Hiện tượng thực hành lặp đi lặp lại”. Đối với trẻ từ 1-6 tuổi, việc tiếp nhận thông tin có sự lặp lại là cơ hội học tập, là thời kỳ vàng để trí não phát triển nhanh chóng, thời điểm tốt để trau dồi trí nhớ và trí tưởng tượng.
Các chuyên gia cũng cho biết, có sự khác biệt giữa đứa trẻ thích nghe kể chuyện và không thích nghe kể chuyện sau 10 năm.
Cơ hội tuyệt vời để học hỏi
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các kênh học tập là duy nhất trẻ thường học thông qua trao đổi ngôn ngữ với bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình, nghe các bài hát thiếu nhi, nghe kể chuyện … Đặc biệt đối với các bé chưa biết nói, việc kích thích thính giác trở thành chìa khóa cho sự phát triển của trẻ.
Trẻ ở giai đoạn này học theo phương pháp “nghe-nhìn-bắt chước-lặp lại-ghi nhớ-rồi bắt chước”. Bộ não của các em chưa phát triển đầy đủ, khả năng ngôn ngữ và hiểu biết còn hạn chế, nên sẽ rất phấn khích khi nghe được những từ mà mình đã nghe”trước đó, cũng giống như việc các em phấn khích khi được người thân quen hơn là người lạ.
Tai trẻ tiếp tục nghe những câu chuyện hoặc từ vựng “lặp đi lặp lại”, sau vài lần sẽ có ấn tượng về câu chuyện. Sau hàng chục lần, độ quen thuộc với câu chuyện của trẻ sẽ tăng lên. Sau hàng trăm lần, trẻ sẽ biết kể câu chuyện, thậm chí đọc ngược, việc lặp đi lặp lại càng nhiều lần, trẻ càng cảm thấy quen thuộc, khả năng bắt chước và học hỏi càng mạnh, sự tự tin sẽ tăng dần lên.
Trong quá trình đọc đi nghe lại, nghe, viết, thị giác, thính giác, xúc giác và ngay cả bộ não cũng sẽ hiểu rõ hơn về câu chuyện.
Jill Stam, người sáng lập Viện Nghiên cứu Phát triển Trí não Trẻ sơ sinh và Trẻ em Hoa Kỳ, đã đề cập rằng con người tăng cường các kết nối thần kinh của não thông qua việc "lặp lại" và "sự lặp lại" giúp củng cố hiệu quả học tập và trí nhớ.
Chưa kể đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ngay cả những đứa trẻ lớn hơn, thậm chí cả người lớn của chúng ta cũng phải lặp lại một câu hỏi nếu không hiểu.Trong quá trình đọc đi nghe lại, nghe, viết, thị giác, thính giác, xúc giác và ngay cả bộ não cũng sẽ hiểu rõ hơn về câu chuyện. Sự hiểu biết mới được cảm giác trực quan hơn, giúp chúng ta kết nối nhiều tế bào thần kinh hơn.
Bố mẹ không nên lo lắng con mình sẽ không học được kiến thức hay từ vựng mới nếu luôn đọc một bộ sách nhất định, chính việc đọc đi đọc lại cùng một bộ sách sẽ giúp trẻ hiểu rõ, học được nhiều kiến thức hơn.
Vì vậy, nếu đứa trẻ luôn nài nỉ bố mẹ đọc câu chuyện quen thuộc cho con nghe, đừng vội trách con, điều này cho thấy trí não của trẻ đang phát triển lành mạnh.
Tạo cảm giác an toàn
Có một lý do vì sao trẻ nhỏ thích "đi tìm mẹ". Đó là vì mẹ mang đến cho trẻ cảm giác thân quen và an toàn. Khi trẻ nhìn thấy khuôn mặt, nghe giọng nói của mẹ, được ôm vào lòng, trẻ cảm thấy yên tâm và an toàn.
Mẹ là người quen thuộc và gần gũi nhất với trẻ. Trẻ thích nghe cùng một câu chuyện nhiều lầ vì hiểu và tin tưởng vào câu chuyện đó, tạo ra một cảm giác an toàn.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng khi trẻ học một từ mới hoặc hành động mới, trẻ thường nói đi nói lại hoặc thậm chí khoe khoang về nó. Việc lặp lại này cũng áp dụng cho việc nghe lại câu chuyện. Khi bộ não của trẻ vẫn đang phát triển, việc lặp lại đó là một nguyên tắc quan trọng để tạo ra một khu vực an toàn và bảo vệ cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc và hài lòng.
Tăng cường trí nhớ
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sự lặp lại có thể giúp cải thiện trí nhớ. Ví dụ, nếu mẹ dạy cho trẻ học các bài hát thiếu nhi hàng ngày, trẻ có thể thuộc lòng toàn bộ nội dung. Ngay cả một cuốn truyện dài, trẻ cũng có thể ghi nhớ nếu được kể đi kể lại trong suốt 2 tuần.
Khi trẻ được nghe câu chuyện 2 lần, 5 lần, 20 lần, thậm chí 100 lần, các hình ảnh trong tâm trí sẽ khác nhau. Nội dung câu chuyện sẽ trở nên rõ ràng và dễ nhớ hơn.
Nhiều phụ huynh có thể nghĩ rằng quá trình này không hiệu quả, nhưng thực tế là việc nghe và đọc lại là quá trình não bộ của trẻ không ngừng suy nghĩ và tập trung.
Nhà giáo dục trẻ em nổi tiếng Montessori từng nói: “Bí quyết của sự hoàn hảo nằm ở việc luyện tập nhiều lần”. Trong quá trình nuôi dạy con, chị A Liên đã phát hiện ra rằng con trai mình rất thích nghe những câu chuyện giống nhau, vì vậy chị thường đọc cho con nghe những câu chuyện phù hợp với tình huống hiện tại.
Ví dụ, khi con trai mới đi học mẫu giáo, chị đã đọc những câu chuyện như "Bé đi nhà trẻ", "Bé học cách rửa tay", "Mèo con mặc áo". Dần dần, chị nhận thấy rằng khi nghe kể chuyện, con trai thường tưởng tượng mình là một con vật nhỏ trong sách tranh. Mặc dù đã nghe rất nhiều lần, con vẫn hào hứng hô vang "Mặc quần áo vào!" hay "Rửa tay thôi!"...
Cậu bé còn có chứng "lo âu ly thân" khi mới vào mẫu giáo, mỗi buổi sáng thức dậy thường khóc vì sợ "mẹ mất". Những lúc như vậy, chị A Liên sẽ đưa con đi đọc truyện, và cậu bé sẽ bắt chước các hành động tốt trong sách tranh. Dần dần, cậu hiểu rằng mẹ chỉ đi xa tạm thời và sẽ trở về vào buổi tối.
Khi trẻ được nghe câu chuyện 2 lần, 5 lần, 20 lần, thậm chí 100 lần, các hình ảnh trong tâm trí sẽ khác nhau.
Trẻ học nói tốt hơn
Thực tế, có trẻ nói muộn, trẻ nói sớm, trẻ nói lắp, và trẻ nói rõ ràng, trôi chảy. Một giáo viên mẫu giáo từng cho biết, bố mẹ đọc sách cùng con, việc đọc cùng một cuốn sách thật to và nhiều lần có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ
Khi trẻ hiểu được câu chuyện thông qua việc lặp đi lặp lại nhiều lần thì, sẽ dần biết cách đặt câu hỏi, suy nghĩ và diễn đạt câu chuyện đó.
Trong giai đoạn phát triển trí não nhanh từ 0-6 tuổi, nếu không có sự kích thích phong phú bằng vốn từ vựng thì các liên kết sẽ không được hình thành trong tâm trí trẻ, do đó trẻ sẽ khó nói hơn.
Quá trình “nghe nhiều lần” giúp xây dựng thư viện từ vựng trong não. Có thể nói đơn giản, trẻ thiếu vốn từ thì không thể nói được. Một số bố mẹ cho biết, đã đọc rất nhiều truyện cho con nghe nhưng trẻ vẫn không thích nói chuyện hay diễn đạt.
Lúc này bố mẹ nên xem xét truyện tranh đọc cho con nghe đã được sàng lọc chưa và bé có hiểu được không? Ví dụ, một số bố mẹ đọc truyện của trẻ 8 tuổi cho con nghe khi mới 1 tuổi... Không phải những câu chuyện này không hay mà là trẻ còn quá nhỏ để hiểu hết. Trẻ nghe truyện tranh không phù hợp với lứa tuổi, không hiểu được, dần sẽ ít tương tác và tiếp thu kém hơn.
Vì vậy, bố mẹ muốn phát huy tối đa lợi ích của việc đọc truyện, nên chọn những nội dung mà con có thể hiểu, để có thể áp dụng những gì đã học.
Phát triển những thói quen tốt
Khi bố mẹ dạy con nhẹ nhàng về việc rửa tay trước khi ăn, đi vệ sinh, đánh răng và rửa mặt trước khi đi ngủ hàng ngày, thường có trẻ phớt lờ hoặc tuân theo nhưng với sự miễn cưỡng. Sử dụng lời mắng mỏi hoặc đánh đập để dạy trẻ phát triển những thói quen tốt là không hiệu quả, thậm chí làm trẻ trở nên khó chịu.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ hướng dẫn trẻ thực hiện những hành động này vào một thời điểm cố định hàng ngày hoặc đọc truyện tranh có hướng dẫn như vậy mỗi ngày, trẻ thường sẵn lòng tuân thủ.
Trẻ em thường thích bắt chước, và việc lặp lại có thể củng cố trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, cảm giác an toàn và phát triển những thói quen tốt. Sự lặp lại giúp trí não phát triển nhanh chóng và làm cho trẻ ngày càng thông minh hơn.