Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 27/10/2023 08:00 (GMT+7)

Chuyên gia Việt: Tương lai con hạnh phúc hay bất hạnh, đều sẽ quyết định ở điều này

Theo dõi GĐ&PL trên

Bố mẹ cần dạy con cách thoát khỏi những nỗi ám ảnh trong quá khứ, để con trưởng thành khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn.

tm-img-alt

Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những lúc bị ám ảnh bởi một số chuyện đã xảy ra, và trẻ em cũng không ngoại lệ. Có những ám ảnh khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và thiếu tự tin, nhưng cũng có những nỗi ám ảnh khiến trẻ sợ hãi, lo lắng.

Khi trẻ rơi vào trạng thái bị ám ảnh bởi một chuyện tiêu cực nào đó, điều này có thể tạo ra những vết thương tâm lý sâu sắc trong tâm trí trẻ, thậm chí làm lệch lạc nhân cách, chi phối lối sống và đạo đức của trẻ sau khi lớn. Vì vậy, việc giúp trẻ vượt qua những ám ảnh quá khứ là điều cực kỳ quan trọng đối với các bậc bố mẹ.

Chuyên gia Việt: Tương lai con hạnh phúc hay bất hạnh, đều sẽ quyết định ở điều này - 2
Ám ảnh tâm lý bởi những chuyện tiêu cực trong quá khứ có thể cản trợ sự phát triển lành mạnh của trẻ, nếu như bố mẹ không tìm cách giúp con thoát ra khỏi điều đó (Ảnh minh hoạ).

Bố mẹ cần nhìn nhận rõ một sự thật rằng, trẻ nhỏ không đủ khả năng, không thể tự mình vượt qua những nỗi ám ảnh tâm lý một cách dễ dàng. Đó là lý do mà trẻ rất cần sự hỗ trợ, cũng như hướng dẫn từ bố mẹ trong hoàn cảnh này, để trẻ có thể hiểu và xử lý những mặt tối trong quá khứ một cách khách quan và tích cực hơn.

Theo chuyên gia Tâm lý Lưu Thị Hường, việc bố mẹ tham gia giúp đỡ trẻ vượt qua những ám ảnh quá khứ là điều vô cùng cần thiết, bởi trẻ cần phục hồi tâm lý để trở lại cuộc sống bình thường, góp phần định hình tính cách trong tương lai của trẻ.

Chuyên gia Việt: Tương lai con hạnh phúc hay bất hạnh, đều sẽ quyết định ở điều này - 3
Thạc sĩ Tâm lý Lưu Thị Hường.
Chuyên gia Việt: Tương lai con hạnh phúc hay bất hạnh, đều sẽ quyết định ở điều này - 4

So với người lớn, trẻ em thường bị ảnh hưởng sâu sắc, mạnh mẽ hơn về tâm lý khi đối diện với những vấn đề tiêu cực. Chuyên gia có thể lý giải rõ hơn về điều này?

Lý giải ở góc độ tâm lý, thì trong não bộ của con người có 2 phần gồm ý thức và tiềm thức. Ý thức chiếm 5%, còn tiềm thức chiếm 95%. Tiềm thức phụ trách việc điều khiển toàn bộ cơ thể, trong đó có hành vi, suy nghĩ, cảm xúc...

Cái gì có trong tiềm thức của một người đều sẽ có ở bên ngoài, nghĩa là những thứ mà con người nghe thấy, nhìn thấy và cảm nhận được cũng sẽ đi vào tiềm thức. Hơn nữa, tiềm thức có mối quan hệ chặt chẽ với cảm xúc. Bất kỳ điều gì mang lại cảm xúc mạnh mẽ, thì tiềm thức sẽ ngay lập tức ghi nhớ nó, sau đó chuyển hoá thành mệnh lệnh, điều khiển trạng thái, hành vi của con người.

Khi một đứa trẻ chứng kiến những sự việc tiêu cực như đám cháy, bạo lực, bắt cóc... lúc này trẻ sẽ hình thành cảm xúc sợ hãi, lo lắng, hoang mang cực độ. Tất cả những cảm xúc đó trỗi dậy mạnh mẽ, và đi vào tiềm thức của trẻ. Tuy nhiên trẻ lại chưa đủ khả năng để tự chữa lành, tự loại bỏ những nỗi ám ảnh này, khiến cho nó cứ đeo bám dai dẳng bên trong trẻ.

Ở giai đoạn từ 0 - 7 tuổi, sẽ là giai đoạn mà trẻ nhỏ phản ứng tuyệt đối 100% với những gì mà tiềm thức đón nhận, và sau đó giữ nó lại. Còn đối với người lớn, tiềm thức của họ khó mở hơi trẻ nhỏ. Nghĩa là những sự việc gì đó phải thực sự mạnh mẽ, có tác động cực lớn đến cảm xúc, được lặp đi lặp lại thì người lớn mới nhớ và đón nhận.

Vì thế cho nên, so với trẻ nhỏ, người lớn ít bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những chuyện tiêu cực xung quanh, và họ có khả năng tự chữa lành, mau chóng hoà nhập lại với cuộc sống bình thường hơn là những đứa trẻ.

Chuyên gia Việt: Tương lai con hạnh phúc hay bất hạnh, đều sẽ quyết định ở điều này - 5

Đâu là những biểu hiện ở trẻ giúp bố mẹ nhận biết con đang bị ám ảnh bởi sự việc tiêu cực đã xảy ra?

Có 3 biểu hiện phổ biến ở trẻ giúp bố mẹ nhận biết con đang bị ám ảnh bởi sự việc tiêu cực đã xảy ra:

- Trẻ trở nên hung hăng hơn. Bởi vì bị tổn thương từ sự việc đã xảy ra, nên trạng thái tâm lý của trẻ dễ bị kích động. Ai khiến bản thân khó chịu là trẻ sẽ ngay lập tức phản ứng, giống như hình ảnh "con nhím xù lông". Lúc này, trẻ sẽ có biểu cảm gắt gỏng, hoặc những hành vi mang tính mạnh bạo hơn như ném đồ, ăn vạ và thậm chí là tác động vật lý lên người khác.

- Trái ngược với tính hung hăng, là trẻ dần thu mình lại, nhút nhát hơn. Vì những sang chấn tâm lý đã để lại khiến trẻ cảm thấy mọi thứ xung quanh đều không an toàn, cho nên trẻ mới sống khép kín trong thế giới của riêng mình, hạn chế giao tiếp hay tương tác với bất kỳ ai để tự bảo vệ bản thân.

- Cuối cùng là trẻ thường có biểu hiện thái quá vì nhạy cảm hơn. Chẳng hạn như một chuyện gì đó rất bình thường xảy ra, như bạn học lỡ tay làm vấy bẩn bộ quần áo của trẻ, mặc dù người bạn này đã nhiệt tình xin lỗi nhưng trẻ vẫn sẽ có phản ứng thái quá, muốn làm lớn mọi chuyện lên.

Chuyên gia Việt: Tương lai con hạnh phúc hay bất hạnh, đều sẽ quyết định ở điều này - 6

Nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời tình trạng này của con, điều gì sẽ xảy đến với tâm lý, tính cách, lối sống của trẻ trong tương lai?

Khi con trẻ có dấu hiệu bị tổn thương tâm lý bởi những chuyện tiêu cực đã xảy ra, nhưng bố mẹ không kịp thời can thiệp để hỗ trợ, giúp con thoát ra khỏi nỗi ám ảnh thì điều này sẽ khiến cho "vết thương" của con thêm trầm trọng hơn. Trẻ sẽ dễ hình thành những sự lệch lạc trong hành vi, tính cách và lối sống.

Đặc biệt là luôn trong trạng thái nghi ngờ, mất an toàn đối với mọi thứ xung quanh. Từ đó, trẻ thường hình dung, tưởng tượng ra những điều lạ thường, không có tính chân thực. Thậm chí, trẻ còn có thể làm ra những chuyện gây tổn thương cho người khác, hoặc tự làm tổn thương chính bản thân mình.

Tất cả những ảnh hưởng tiêu cực trên sẽ khiến trẻ dần trở thành một người sống khép kín, khó hoà nhập với thế giới xung quanh và không cảm thấy hạnh phúc. Dĩ nhiên là điều này sẽ không có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai.

Chuyên gia Việt: Tương lai con hạnh phúc hay bất hạnh, đều sẽ quyết định ở điều này - 7

Chuyên gia có thể gợi ý một số phương pháp để bố mẹ tham khảo, giúp con vượt qua nỗi ám ảnh về những chuyện tiêu cực xảy ra trong cuộc sống?

Đầu tiên, nếu trong hoàn cảnh bố mẹ là người đã gây ra tổn thương tâm lý, ám ảnh tâm lý cho con, thì chính bố mẹ phải là người cần được học về cách nuôi dạy con đúng đắn. Đồng thời, khi bố mẹ biết tự chữa lành cho bản thân, thì bố mẹ mới có thể giúp con, làm gương cho con và lan toả những nguồn năng lượng tích cực đến con.

Tuy nhiên, nếu trong hoàn cảnh con bị ám ảnh bởi những chuyện bất khả kháng đã xảy ra như bắt cóc, bạo hành, đám cháy,... thì bố mẹ nên đưa con đến các chuyên gia tâm lý, bác sĩ Nhi để nhờ hỗ trợ.

Họ là những người có chuyên môn trong vấn đề chữa trị sang chấn tâm lý, nên họ có thể giúp trẻ vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Tránh trường hợp nỗi đau, nỗi ám ảnh cứ thế kéo dài, đi theo trẻ suốt cuộc đời, khiến trẻ trưởng thành là một đứa trẻ bất hạnh, không tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.