Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 21/08/2021 15:58 (GMT+7)

Chuyên gia: 'Nguy cơ dịch bệnh Hà Nội vẫn cao, cần tiếp tục làm nghiêm trong thời gian giãn cách'

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Phó Giáo sư, Tiến Sỹ Trần Đắc Phu, Nguy cơ dịch bệnh tại Hà Nội vẫn còn cao, Thủ đô cần tiếp tục làm nghiêm, hạn chế việc người dân ra đường, thực hiện xét nghiệm đối tượng có nguy cơ nếu không sẽ rất lãng phí thời gian giãn cách xã hội đến ngày 6/9.

Hà Nội cần xét nghiệm diện rộng các đối tượng nguy cơ

Chiều 20/8, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy đã họp biểu quyết thống nhất trên cơ sở đề xuất, báo cáo của Ban Cán sự đảng UBND TP tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên toàn địa bàn TP.Hà Nội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ đến 6h ngày 6/9/2021.

Chuyên gia: 'Nguy cơ dịch bệnh Hà Nội vẫn cao, cần tiếp tục làm nghiêm trong thời gian giãn cách'
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam. (Ảnh: Bộ Y tế).

Ông Phong cho biết, việc tiếp tục giãn cách xã hội sẽ giúp Hà Nội tận dụng thời gian để đẩy mạnh bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, tăng cường tiêm vaccine cho người dân, tranh thủ nâng cao năng lực của hệ thống y tế Thủ đô.

Người dân đều đồng tình với quyết sách này của thành phố trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tại Thủ đô vẫn đang diễn biến phức tạp.

Sáng 21/7, PGS TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam đánh giá, việc Hà Nội tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách là hợp lý.

Trong thời gian qua, bằng phương pháp xét nghiệm qua sàng lọc ho, sốt, những đối tượng ở khu vực có nguy cơ cao tại Hà Nội đã phát hiện những ổ dịch Covid-19. Những ổ dịch này không lớn nhưng rải rác tại các quận huyện trên địa bàn.

Chuyên gia: 'Nguy cơ dịch bệnh Hà Nội vẫn cao, cần tiếp tục làm nghiêm trong thời gian giãn cách'
PGS TS Trần Đắc Phu đánh giá, việc Hà Nội tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách là hợp lý.

Tuy nhiên, để chặn đứt các ca lây nhiễm không triệu chứng lẩn khuất trong cộng đồng, Hà Nội cần tiến hành xét nghiệm diện rộng với các đối tượng có nguy cơ.

“Trước diễn biến dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp, khó lường, chưa mang tính bền vững khi gần đây vẫn xuất hiện nhiều ca trong cộng đồng, tôi cho rằng Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội là điều hợp lý", PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng đánh giá, công tác chống dịch của thành phố Hà Nội đang làm tốt trong thời gian vừa qua. Nếu không kịp thời sớm phát hiện các ca bệnh trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Theo ông, Hà Nội đã thành công vì không để dịch bùng lên. Bên cạnh đó, thành phố cũng tạo được những vùng xanh do người dân tự quản.

Chuyên gia: 'Nguy cơ dịch bệnh Hà Nội vẫn cao, cần tiếp tục làm nghiêm trong thời gian giãn cách'
Nếu không kịp thời sớm phát hiện các ca bệnh trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm rất cao.

“Tại đây, mọi người nâng cao ý thức chấp hành công tác phòng chống dịch, tạo ra những mô hình, lối sống an toàn của người dân trong mùa dịch… Hà Nội đã làm rất quyết liệt", ông Phu đánh giá.

Cần tiếp tục làm nghiêm trong thời gian giãn cách

Tuy nhiên, ông Trần Đắc Phu cho rằng, nguy cơ dịch bệnh tại thủ đô vẫn còn tiềm tàng, khó lường. Chính vì vậy từ nay đến 6/9, Hà Nội cần tiếp tục làm nghiêm, hạn chế việc người dân ra đường. Thực hiện xét nghiệm đối tượng có nguy cơ nếu không nghiêm sẽ rất lãng phí thời gian giãn cách, triệt để giải quyết dịch bệnh.

Chuyên gia: 'Nguy cơ dịch bệnh Hà Nội vẫn cao, cần tiếp tục làm nghiêm trong thời gian giãn cách'
Từ nay đến 6/9, Hà Nội cần tiếp tục làm nghiêm, hạn chế việc người dân ra đường để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.

Ông đánh giá, để không có ca bệnh sẽ rất khó nhưng phải giảm ca bệnh, đảm bảo tính bền vững. Ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng phải phát hiện được, nếu không phát hiện sớm dịch bệnh có thể sớm bùng phát mạnh.

Bên cạnh đó, người dân nếu thực hiện tốt 5K: “Phòng tốt, dịch bệnh sẽ không bùng lên mạnh được, cắt đứt được chuỗi lây nhiễm. Trong thời gian tới, khi thành phố có phương án nới lỏng giãn cách, người dân không thực hiện phòng bệnh thì dịch bệnh lại sẽ bùng lên ngay vì dịch trên thế giới cũng như Việt Nam vẫn còn đang tiếp tục diễn biến phức tạp", PGS TS Trần Đắc Phu khuyến cáo.

Cùng chuyên mục

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Tin mới

Không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?
Luật Đất đai năm 2013 quy định người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Vậy, khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thì người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa hay không?
Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).