Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 11/07/2024 11:01 (GMT+7)

Chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh nhân bạch hầu

Theo dõi GĐ&PL trên

Một chế độ ăn uống phù hợp, đủ dinh dưỡng là rất cần thiết, giúp nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân bạch hầu.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong, đặc biệt ở trẻ em nếu không được điều trị.

Bệnh bạch hầu gây sưng mũi, họng nghiêm trọng. Ở một số trẻ em có thể bị sưng tấy và nhiễm trùng khiến bệnh nhân khó ăn uống dẫn đến suy nhược, tắc nghẽn đường hô hấp có thể dẫn đến suy hô hấp, thậm chí nhiễm trùng lan rộng làm bệnh nhân không thể thở được dễ dẫn đến tử vong.

Vì vậy, cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân bạch hầu. Bệnh nhân nên ăn những thực phẩm mềm, được nấu nhừ để dễ dàng nhai và nuốt như: bột, cháo, súp... Đồng thời, nên chọn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cung cấp đủ vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng, giúp người bệnh nhanh hồi phục.

Chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh nhân bạch hầu
Chế độ ăn uống phù hợp, đủ dinh dưỡng giúp nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân bạch hầu - https://suckhoeviet.org.vn/.

Sau đây là một số dưỡng chất thiết yếu cho người mắc bệnh bạch hầu:

Protein: protein là thành phần chính của các kháng thể, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tăng cường bổ sung chất đạm (protein) trong các bữa ăn vì cơ thể người bệnh sau ốm sẽ suy nhược đi ít nhiều. Những thực phẩm giàu protein là: thịt gà, trứng, sữa, tôm, cua, cá, thịt bò…

Carbohydrate: cùng với protein (chất đạm), lipid (chất béo), carbs là một trong 3 thành phần chất dinh dưỡng có trong thức ăn của con người. Carbs là các chất dinh dưỡng đa lượng. Đây là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Nên cho người bệnh ăn các nguồn thực phẩm chứa carbohydrate toàn phần có nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ như các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ), trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt… giúp cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật.

Vitamin và các loại khoáng chất: thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D, vitamin C là nhân tố quan trọng giúp tăng trưởng và đảm bảo hoạt động của các mô cơ thể. Khi bị ốm, các loại vitamin này giúp tăng sức đề kháng, là chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể. Những thực phẩm giàu vitamin A, D và C là sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…), cá hồi, nấm, trứng, rau có lá màu xanh thẫm như rau ngót, rau cải, các loại quả có màu vàng, đỏ (đu đủ, cà chua…); bông cải xanh, bông cải trắng, ớt chuông, những loại trái cây tươi như: bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi…

Vitamin E cũng là chất dinh dưỡng cần thiết đối với hệ miễn dịch, nhất là với chức năng của tế bào lympho T. Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật, hạt hướng dương, mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, lạc, rau bina, cải xoăn.

Người bị bệnh bạch hầu cũng cần bổ sung kẽm giúp kháng viêm, tăng sức đề kháng giúp củng cố sức khỏe cho đường ruột.

Lưu ý: những người mắc bệnh bạch hầu không nên ăn các thực phẩm lên men. Những sản phẩm lên men như sữa chua, các loại dưa, cà muối có chứa các loại men sống, rất dễ gây hại cho sức khỏe nếu không được xử lý tốt.

Bên cạnh đó, không nên ăn những thực phẩm có gia vị cay nồng dễ gây kích ứng niêm mạc miệng, họng đang bị tổn thương. Tuyệt đối tránh những thực phẩm cứng, có góc cạnh sắc gây khó nhai, nuốt.

Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Do đó, cách ly và điều trị là chìa khóa để đảm bảo những người bị bệnh khỏi bệnh nhanh chóng, không lây lan bệnh cho người khác.

Cùng chuyên mục

Thành phố Hồ Chí Minh: Chưa thể kết thúc dịch sởi do chưa tiêm đủ vaccine
Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi trong cộng đồng đã được nâng lên nhưng số ca mắc sởi tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục gia tăng. Đáng chú ý, khảo sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố cho thấy, vẫn còn khoảng 20% trẻ cư trú trên địa bàn nhưng lại có địa chỉ khai báo trên hệ thống ở tỉnh, thành khác.
Kiểm dịch y tế, ngăn chặn ca bệnh Marburg từ cửa khẩu
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế tăng cường kiểm dịch y tế, năng lực xác định với bệnh Marburg.
Trào lưu "bắt pen" và những hậu quả khôn lường
Thời gian gần đây, mạng xã hội xuất hiện nhiều video theo trào lưu “bắt pen” khiến giới trẻ thích thú và tò mò thực hiện bởi cảm giác lâng lâng. Các chuyên gia y tế cảnh báo, hành động này tiềm ẩn nguy cơ gây thiếu máu não, ngưng tim, đột quỵ, thậm chí tử vong.

Tin mới

Hà Lan: “Sách giáo khoa” của toàn cầu về lấn biển và trị thủy
Không phải ngẫu nhiên Hà Lan lại có tên gọi là “Netherlands” hay “vùng đất thấp”. Hàng trăm năm qua, quốc gia nằm thấp nhất so với mực nước biển đã không ngừng “viết lại sách giáo khoa” toàn cầu về lấn biển, trị thủy với những dự án quy mô để nỗ lực giành đất từ biển phát triển kinh tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất giảm giá vé tàu xe công cộng cho học sinh, sinh viên
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất học sinh, sinh viên được giảm giá vé tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà; học sinh phổ thông được miễn phí tham quan các thiết chế văn hóa như: bảo tàng, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.