Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 08/09/2023 07:52 (GMT+7)

Cảnh báo tình trạng thuê người đứng hộ thông tin thuê bao để bán sim ra thị trường

Theo dõi GĐ&PL trên

Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây, ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện nay có tình trạng sẵn sàng đứng hộ thông tin cá nhân chính chủ để đăng ký thuê bao. Trong đó, các đại lý đang sử dụng hình thức này, họ thuê người đứng hộ tên.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

"Người dân chỉ đơn giản nghĩ là đứng hộ tên thuê bao, nhưng họ đã vô tình tạo ra những sim có thông tin chính chủ nhưng lại không phải chính chủ sử dụng. Những sim này được các đại lý bán cho khách hàng, vì vậy, vẫn có nhiều sim không chính chủ được bán ra thị trường", Thứ trưởng Long lý giải.

Sim rác là thông tin thuê bao không đúng hoặc đúng nhưng không chính chủ. Cuộc gọi rác, tin nhắn rác có thể được gọi ra từ sim chính chủ (từ người làm ngành marketing) hoặc từ sim rác. Vì vậy, dù không có sim rác thì vẫn có cuộc gọi rác. Việc xử lý sim rác và cuộc gọi rác hoàn toàn khác nhau. Trên thế giới vẫn xảy ra vấn nạn này và chưa có công cụ để xử lý hiệu quả vấn đề này.

Hiện nay, mỗi tháng, Việt Nam có khoảng 1,5 triệu sim được phát hành ra thị trường. Trong đó, 80% trong 1,5 triệu sim do các nhà mạng phát hành ra thị trường là được phát hành từ các đại lý, 10% từ các nhà mạng, 10% từ các kênh chuỗi.

Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, đối với tin nhắn rác, có thể dùng thuật toán có thể ngăn chặn được. Còn các cuộc gọi rác thì khó ngăn chặn hơn. Có 2 nhóm liên quan các cuộc gọi rác, đó là giả mạo cơ quan nhà nước như Công an, Toà án, ngân hàng và quảng cáo.

Đối với vấn đề giả mạo cơ quan nhà nước, Bộ sẽ làm việc với các cơ quan quản lý như Công an, Viện Kiểm soát, ngân hàng (những lĩnh vực đang bị lợi dụng lừa đảo nhiều nhất), khi gọi đến công dân đều phải có định danh. Khi đó, bất cứ số máy lạ, không hiển thị brandname gọi đến xưng danh đại diện cơ quan công quyền đều là lừa đảo. Hiện, các nhà mạng đã xây dựng xong giải pháp kỹ thuật và trong tháng 9, tháng 10 sẽ triển khai đến các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ ngành, địa phương có liên hệ với người dân.

Bên cạnh việc định danh cuộc gọi của cơ quan công quyền, trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xây dựng sổ tay online nhằm cung cấp kiến thức cho người dân về các kinh nghiệm phòng chống lừa đảo trực tuyến.

Thứ hai là các cuộc gọi từ doanh nghiệp gọi đến quảng cáo. Bộ yêu cầu phải có định danh tên của doanh nghiệp khi gọi quảng cáo. Cụ thể, các doanh nghiệp đăng ký quảng cáo thì phải đăng ký định danh tên khi gọi hoặc nhắn tin quảng cáo.

Bộ sẽ tăng cường xử phạt các doanh nghiệp nếu phát sinh cuộc gọi quảng cáo mà không đăng ký định danh tên doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp lấy số điện thoại thường gọi quảng cáo cũng sẽ bị xử phạt hành chính.

Cùng chuyên mục

Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.
Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).

Tin mới

Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.