Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 18/07/2023 09:01 (GMT+7)

Cảnh bảo thủ đoạn lừa đảo tuyển mẫu nhí làm đại diện thương hiệu

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 17/7, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) vừa phát đi cảnh báo hình thức lừa đảo mới về "tuyển mẫu nhí tham gia chụp ảnh làm đại diện thương hiệu".

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Cụ thể, các đối tượng lừa đảo chọn hình thức tuyển cộng tác viên qua các website và sàn thương mại điện tử lớn trong nước để lôi kéo người dân tham gia. Các đối tượng này quảng cáo trên các website, các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber với nội dung “tuyển người mẫu nhí tham gia chụp ảnh làm đại diện thương hiệu”. Sau đó, sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau để lừa đảo người dân, doanh nghiệp.

Những đối tượng này nhắm đến gồm các bậc phụ huynh có con nhỏ, đang sinh sống tại các thành phố lớn để quảng cáo về việc "tuyển mẫu nhí chụp ảnh làm đại diện thương hiệu".

Thủ đoạn là sử dụng tính năng chạy quảng cáo của mạng xã hội Facebook, Zalo, Viber… rồi kết bạn và mời tham gia ứng tuyển người mẫu nhí cho hãng thời trang.

Sau khi các bậc phụ huynh bị "dính bẫy", chúng sẽ đưa vào một nhóm/group chat để mời các phụ huynh tham gia trở thành cộng tác viên online dưới hình thức mua sắm các sản phẩm của sàn thương mại điện tử khác để hưởng hoa hồng và tăng khả năng trúng tuyển của con mình. Nhiệm vụ của các cộng tác viên online là tham gia làm nhiệm vụ mua sản phẩm số tiền tăng dần và chuyển khoản vào tài khoản do chúng quản lý.

Cộng tác viên online sẽ thực hiện lần mua thứ nhất, thứ hai sẽ được trả hoa hồng đầy đủ (bao gồm tiền gốc đã chuyển khoản + hoa hồng từ 10 - 15%) vào tài khoản để tạo tin tưởng. Hầu hết các nạn nhân (cộng tác viên online) chỉ phát hiện lừa đảo sau khi đã chuyển khoản cho các đối tượng này từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng mà không nhận lại được tiền gốc và bị xóa ra khỏi các nhóm trao đổi.Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho biết đã phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05 - Bộ Công an) cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm trên và khuyến cáo người dân, doanh nghiệp không tham gia vào các nhóm tuyển cộng tác viên online về tuyển mẫu nhí khi chưa có thông tin xác thực, đặc biệt là thông tin chính thức từ các thương hiệu.

Thứ 2 là không cung cấp những thông tin cá nhân cho người lạ, người không quen biết trên không gian mạng; không kết bạn, không vào các nhóm Zalo, Facebook, Viber… không quen biết.

Thứ 3, các doanh nghiệp sở hữu thương hiệu cần cảnh báo/thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, website và trang mạng xã hội của doanh nghiệp) về những hành vi lừa đảo nêu trên để người dân biết và phòng tránh.

Thứ 4, thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin tội phạm để phòng ngừa và trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp sở hữu các thương hiệu về hành vi thủ đoạn như trên.

Cảnh báo 24 hình thức lừa đảo trên không gian mạng

Ngày 23/6, trong thông báo về chiến dịch phòng chống lừa đảo trực tuyến, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, có 03 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam gồm:

Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”;

Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice;

Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao;

Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công;

Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu;

Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí;

Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng;

Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,…;

Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…);

Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo;

Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp;

Lừa đảo tuyển CTV online;

Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo;

Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo;

Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử;

Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng;

Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng;

Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa;

Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP;

Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI;

Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook;

Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng,…;

Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook;

Lừa đảo cho số đánh đề.

Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng được kẻ lừa đảo thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ngày càng tinh vi, trong đó nhắm vào nhiều nhóm đối tượng, bao gồm: Người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, đối tượng công nhân, nhân viên văn phòng… Mỗi nhóm đối tượng ở độ tuổi khác nhau, kẻ lừa đảo thực hiện những hình thức dẫn dụ khác nhau, mục tiêu chung là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng, sau đó chiếm đoạt tài sản.

Cùng chuyên mục

Thông tin đập thủy điện Nậm Pung, huyện Bát Xát (Lào Cai) bị vỡ là sai sự thật
Chiều tối 9/9, nhiều tài khoản facebook đăng tải thông tin đập thủy điện Nậm Pung ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai bị vỡ, đồng thời kêu gọi mọi người dân kịp thời chạy lũ, gây hoang hoang cực độ cho quần chúng nhân dân trên địa bàn khi mà nước lũ trên sông Hồng đang dâng cao và có diễn biến hết sức phức tạp.

Tin mới

Biển Đông khả năng lại đón bão trong 1 tháng tới
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 1 tháng tới, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Quyên góp từ thiện theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định hiện hành, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.