Cân nặng của trẻ khi sinh có liên quan tới IQ? BS nói 5 cách để con thông minh mỗi ngày
Sau khi trẻ chào đời, thường được khám sức khỏe và trong quá trình này, nhân viên y tế sẽ đo chiều cao và cân nặng.
Sau khi trẻ chào đời, nhân viên y tế thường sẽ báo cáo về cân nặng của trẻ, bởi đây là một yếu tố trong việc đánh giá sức khỏe và phát triển của trẻ.
Tại sao sau khi sinh trẻ lại phải thông báo về cân nặng?
Theo dõi xem tăng trưởng và phát triển có bình thường không
Sau khi trẻ chào đời, thường được khám sức khỏe và trong quá trình này, nhân viên y tế sẽ đo chiều cao và cân nặng. So sánh chiều cao và cân nặng với các dải giá trị chuẩn được xác định, nhằm đánh giá sự tăng trưởng và phát triển tổng thể của trẻ.
Việc đo chiều cao và cân nặng của trẻ là một phương pháp hữu ích để theo dõi sự phát triển của trẻ trong suốt quá trình nuôi dưỡng. Nếu các chỉ số nằm trong phạm vi bình thường, có thể cho thấy trẻ đang phát triển một cách cân đối và khỏe mạnh.
Về sau, đây sẽ là dữ liệu để các bác sĩ theo dõi trẻ tăng trưởng nhanh hay chậm. Nếu trẻ tăng quá nhanh, có thể trẻ đang được cung cấp quá nhiều dưỡng chất, đặc biệt là năng lượng từ thức ăn.
Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về việc điều chỉnh chế độ ăn uống, để đảm bảo cân nặng tăng trưởng một cách cân đối và phù hợp. Ngược lại, nếu trẻ tăng trưởng quá chậm, có thể là dấu hiệu của suy dinh dưỡng hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Để tránh bế nhầm trẻ
Thực tế, nhiều nơi đã xảy ra vụ bế nhầm trẻ, để tránh sự việc này, nhân viên y tế thường dán một tấm thẻ thông tin lên chăn quấn trẻ, trên đó ghi thông tin của mẹ và của bé.
Cân nặng là tiêu chí có thể giúp bố mẹ tìm thấy con mình chính xác hơn, nhất là khi trẻ được đứa đi khám hoặc tắm trong bệnh viện.
Ngày nay, khả năng sinh nhầm con đã giảm rất nhiều, quy trình của bệnh viện cũng chuẩn hóa hơn. Khi trẻ chào đời, trẻ sẽ có một chiếc vòng tay ghi lại thông tin chi tiết.
Ghi lại dữ liệu tăng trưởng của trẻ
Giờ sinh, giới tính, cân nặng và các thông tin khác của trẻ sẽ được thông báo cho mẹ sớm nhất có thể.
Đây là những dữ liệu quan trọng cho sự phát triển của trẻ và rất đáng nhớ. Đặc biệt cân nặng của bé, nặng bao nhiêu kg khi mới sinh sẽ khác với những gì được ước tính trong quá trình mang thai và sinh nở, giúp mẹ ghi nhớ sâu sắc hơn.
Trẻ nặng bao nhiêu kg khi sinh ra, có thể biết được chỉ số IQ không?
Cân nặng của là một yếu tố quan trọng để đánh giá sức khỏe và phát triển của trẻ. Ngoài cân nặng, có nhiều yếu tố khác cần được xem xét, chẳng hạn như tình trạng sức khỏe tổng quát, tăng trưởng chiều cao, phát triển motor và ngôn ngữ, cũng như các chỉ số tâm lý và trí tuệ.
Một số phụ huynh cho rằng cân nặng không thể phản ánh trí thông minh của trẻ. Thực tế là cân nặng chưa được xác thực có liên quan trực tiếp đến mức độ thông minh.
Bởi cân nặng của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm di truyền, dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe tổng quát. Chỉ số IQ, hay chỉ số thông minh được đo bằng các bài kiểm tra đặc biệt.
Sự phát triển của IQ được quyết định bởi nhiều yếu tố, bao gồm di truyền, môi trường, giáo dục, dinh dưỡng,... Vì vậy, cân nặng của trẻ không thể đơn giản đánh đồng với chỉ số IQ.
Nhiều trẻ sinh non, nhẹ cân hoàn toàn có thể bắt kịp sự phát triển bình thường nếu nhận được chăm sóc và hỗ trợ tốt. Có thể thấy, giữa “vài cân” của trẻ khi sinh ra và chỉ số IQ chưa thể hiện rõ mối liên hệ trực tiếp nào.
Nói chung, cân nặng khi sinh của trẻ tốt nhất từ 2,8kg-3,5kg. Cân nặng trong khoảng này cho thấy thai nhi đã nhận đủ dinh dưỡng từ cơ thể mẹ và đang phát triển tốt.
Nếu cân nặng khi sinh dưới 2,8kg, điều đó cho thấy thai nhi không nhận được đủ dinh dưỡng trong cơ thể người mẹ.
Muốn con có chỉ số IQ cao bố mẹ nên làm tốt 5 điều
Tương tác và giao tiếp nhiều hơn với trẻ
Giao tiếp và trò chuyện thường xuyên có thể phát triển hệ thần kinh, định hướng ngôn ngữ, xoa dịu những cảm xúc bất ổn của trẻ. Cách trẻ con cư xử, thể hiện sự việc khi còn nhỏ hoàn toàn khác với người lớn, vì vậy khi tiếp xúc thường xuyên với trẻ, bố mẹ sẽ có thời gian đồng cảm và thấu hiểu.
Nhiều bậc phụ huynh lại khó lắng nghe thế giới nội tâm của con. Vì vậy, bố mẹ có thể sử dụng nhiều tương tác hỏi đáp hơn với con, điều này không chỉ tăng cường sự gắn kết, khuyến khích trẻ nói và suy nghĩ nhiều hơn.
Tham gia làm việc nhà
Mẹ nên khuyến khích con làm việc nhà, cho trẻ bắt chước người lớn ngay từ khi còn nhỏ, bồi dưỡng khả năng tự làm mọi việc, những đứa trẻ như vậy sẽ phát triển trí thông minh sớm hơn.
Ví dụ, hàng ngày để con gấp chăn, rửa bát, giặt quần áo, cho con biết rằng bản thân là thành viên trong gia đình và phải chia sẻ công việc chung. Khi trẻ hoàn thành thì hãy động viên và khen thưởng xứng đáng, nếu trẻ kiên trì thì khả năng thực hành sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.
Ăn bữa sáng ngon miệng
Ngày nay, không chỉ nhịp sống của người lớn ngày càng nhanh mà cả trẻ em cũng vậy. Nhiều bậc phụ huynh không có thời gian để làm bữa sáng và con cái cũng không có thời gian để có một bữa sáng ngon miệng.
Vì vậy, trong hầu hết trường hợp, bữa sáng của nhiều trẻ chỉ là một bữa ăn đơn giản. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy trẻ bỏ bữa sáng sẽ khó tập trung và thực hiện các động tác nhỏ trong tiết thứ 2 của lớp, thường bị suy giảm chức năng não, giảm hiệu quả học tập và có thể mắc hội chứng ADHD.
Nếu trẻ bỏ bữa sáng lâu ngày, trí thông minh cũng sẽ bị tổn hại. Vì vậy, bố mẹ nên tập thói quen cho trẻ dậy sớm và ăn một bữa sáng đầy đủ.
Kể chuyện cho trẻ nghe
Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, mẹ có thể kể chuyện cho con nghe. Bằng cách nghe truyện, giúp trẻ phát triển khả năng hiểu nội dung ngôn ngữ, trở nên đồng cảm hơn.
Bố mẹ cũng có thể kể chuyện cho trẻ nghe với sự hỗ trợ của một số đồ chơi, bằng cách này thường xuyên, khả năng hiểu và tưởng tượng ngôn ngữ cũng được cải thiện đáng kể.
Tập luyện phù hợp
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ tham gia hoạt động thể chất thường xuyên đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra, đặc biệt là trẻ có thể lực tốt thì khả năng tập trung cao hơn.
Vì vậy, bố mẹ nên nâng cao khả năng thể thao, giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Yêu cầu trẻ tham gia nhiều hoạt động ngoài trời và tập thể dục hơn.
Trẻ mới biết đi nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, trẻ mẫu giáo nên tập thể dục ít nhất 60 phút. Ngoài trời, mẹ có thể cho bé chạy, nhảy, hay tập một môn thể thao cụ thể.