Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 23/01/2025 15:33 (GMT+7)

Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm

Theo dõi GĐ&PL trên

Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Theo đó, dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục (gọi chung mà môn học) trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (khoản 1, Điều 2).

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định 4 nguyên tắc dạy thêm, học thêm như sau:

- Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, hoc viên (gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.

- Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.

- Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.

- Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm sức khỏe của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật vè an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.

Đáng chú ý, các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm gồm:

- Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.

- Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Cùng chuyên mục

Để con trẻ thêm yêu ngày Tết cổ truyền
Tết Nguyên đán có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam, mang theo những giá trị, triết lý nhân văn cao đẹp mà ông cha ta đã sáng tạo, vun đắp, gìn giữ và trao truyền qua các thế hệ. Chính vì thế, đối với mỗi gia đình, nhà trường, dịp lễ này chính là cơ hội để tăng cường giáo dục con cái, thanh thiếu niên, những bài học đầy về phong tục và nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ý kiến tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo
Ngày 8/1, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức phiên họp xin ý kiến đối với việc tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Tham dự cuộc họp có đại diện các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh...

Tin mới

Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp không thể tránh khỏi những thay đổi. Việc điều chỉnh giấy phép kinh doanh để phù hợp với thực tế là một thủ tục quan trọng. Tuy nhiên, các quy định pháp lý phức tạp và thủ tục hành chính rườm rà khiến nhiều doanh nghiệp cảm thấy bối rối và mất thời gian.