Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 09/02/2023 20:02 (GMT+7)

Các cách giúp trẻ nâng cao khả năng tập trung

Theo dõi GĐ&PL trên

Cha mẹ cần sớm phát triển khả năng tập trung cho trẻ.

Mất tập trung, hay "quay ngang, quay dọc" trong lúc học bài là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ em. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của trẻ, khiến cha mẹ lo lắng. 

Theo nhận định của các chuyên gia, sự tập trung chú ý là một yếu tố hết sức cần thiết. Nó vừa giúp trẻ có khả năng tập trung, loại trừ những ảnh hưởng xấu của môi trường xung quanh, vừa giúp mối quan hệ với mọi người trở nên tốt đẹp hơn. 

Khả năng chú ý là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sức học của trẻ. Thiếu tập trung không chỉ làm cho trẻ mất đi những cơ hội tiếp thu kiến thức, mà còn khiến trẻ sẽ cảm thấy thua kém bạn bè. Điều này gây ảnh hưởng đến tâm lý, học lực.

Một số biểu hiện của trẻ kém tập trung

1. Dễ bị phân tâm: Dù trẻ đang làm bất cứ công việc gì như làm bài tập, làm việc nhà,… đều dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài. 

2. Không nghe lời: Biểu hiện rõ nhận thấy nhất ở trẻ là hiểu động, không chịu giữ yên lặng, thích chạy nhảy, phá phách. Và một dấu hiệu lớn nữa là không nghe lời. Trẻ thường không làm theo chỉ dẫn của cha mẹ hoặc giáo viên. Khả năng kiểm soát kém, không theo đúng quy định, nguyên tắc. Những đứa trẻ này thường làm việc theo kiểu tùy tiện, theo bản năng và dễ dàng buông xuôi khi gặp việc khó. 

3. Thường xuyên có những cử động nhỏ: Những đứa trẻ này thường vô tình thực hiện cử động nhỏ trong giờ học, lúc làm bài tập. Chẳng hạn như: Bẻ khớp tay, chớp mắt thường xuyên, rung chân,… Trẻ có thể bị giáo viên cảnh báo vì không nhìn thẳng lên bảng, hay xoay ngang xoay dọc, kém tập trung.

4. Trẻ thiếu kiên nhẫn: Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý thường không có tính kiên nhẫn trong mọi việc. Trẻ có xu hướng làm nhiều việc cùng một lúc, thiếu trình tự sắp xếp. 

5. Tư thế ngồi học không đúng: Một số trẻ thiếu chú ý sẽ có biểu hiện ngồi học không đúng tư thế, đặc biệt là khi phải ngồi học quá lâu.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Hàng loạt mẹo nhỏ giúp cải thiện tình trạng 

Liên quan đến việc đào tạo sự tập trung cho trẻ, các bậc cha mẹ nên chia thành 3 cấp độ trong việc uốn nắn trẻ để mang lại hiệu quả cao:

1. Cấp độ 1 – Rèn luyện khả năng cơ bản về thể chất

- Rèn luyện xúc giác: Tham gia các hoạt động ngoài trời, chơi với nước, chơi với cát,…

- Thực hiện các động tác đơn giản: Lăn, nặn, chạy, nhảy, quay,…

- Rèn luyện thể chất: Ngồi xổm, kéo co, chống đẩy, leo cầu thang,…

2. Cấp độ 2 – Sử dụng cơ chế chính xác để rèn luyện

- Huấn luyện duy trì tư thế: Tập tạ, đứng tấn,…

- Huấn luyện vận động cơ giới: Đi bộ, nhảy dây, đá cầu,…

3. Cấp độ 3 – Đào tạo nhận thức nghe nhìn

- Rèn luyện nhận thức thị giác: Hoạt động vẽ tranh, sử dụng nhạc cụ, khám phá mê cung,…

- Rèn luyện nhận thức tri giác: Lắng nghe hướng âm thanh, nghe chép chính tả,…

tm-img-alt
Rèn luyện thể thao là một cách giúp trẻ nâng cao sự tập trung. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là một số điều cụ thể mà cha mẹ nên hướng dẫn trẻ thực hiện để nâng cao khả năng tập trung, không bị phân tâm bởi những điều xung quanh: 

- Hướng dẫn trẻ dẹp phòng, sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, tránh gây lộn xộn.

- Khi trẻ đang trò chuyện, cha mẹ không nên tùy tiện ngắt lời trẻ. Hãy để trẻ được nói hết.

- Cho phép trẻ được độc thoại hoặc thậm chí là ngồi thẩn thơ một mình. Bởi đó là những lúc trẻ đang tập trung suy nghĩ.

- Cho trẻ một căn phòng riêng để trẻ thỏa sức làm những điều mình thích. 

- Cha mẹ chỉ cho trẻ chơi một món đồ trong thời gian nhất định. Bởi nếu trẻ chơi quá nhiều đồ chơi sẽ cản trở sự tập trung. Đặc biệt, khi trẻ đang chơi, dù xung quanh có bừa bộn đến đâu cha mẹ cũng không nên yêu cầu trẻ dọn dẹp tức khắc. Hãy nhắc trẻ làm điều đó sau khi đã chơi xong.

- Hạn chế thời gian trẻ xem ti vi, sử dụng điện thoại di động. Đồng thời, đây còn là cách giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ, nhất là với đôi mắt. 

- Không có gì có thể thu hút sự chú ý của trẻ hiệu quả bằng việc để trẻ được làm điều yêu thích. Chỉ cần trẻ thích, nhất định trẻ sẽ tập trung vào công việc đó một cách chủ động và có ý thức. 

Tất cả những hoạt động trên vừa giúp trẻ tăng khả năng chú ý, vừa giúp trẻ thêm vốn từ cần thiết và đặc biệt là gieo vào lòng trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu con người và tôn trọng môi trường xung quanh.

Cùng chuyên mục

Bố mẹ nên làm gì khi mất kết nối với con cái?
Việc mất kết nối giữa bố mẹ và con cái không phải là một hiện tượng lạ, nhưng nếu không nhận diện và xử lý đúng cách, điều này có thể để lại những vết nứt khó hàn gắn trong mối quan hệ gia đình.

Tin mới

Đằng sau hậu trường: Lắp đặt màn LED P2 trong 60 phút cùng đội ngũ Marcom
Phía sau ánh hào quang của một sân khấu sự kiện lung linh là cả một đội ngũ kỹ thuật làm việc khẩn trương, chính xác và đầy chuyên nghiệp. Trong 60 phút, đội ngũ Marcom đã biến một hội trường trống thành trung tâm trình chiếu sống động với màn hình LED P2 sắc nét. Hành trình lắp đặt ấy không chỉ là kỹ thuật, mà còn là nghệ thuật của sự phối hợp và kỷ luật.
Thu hồi thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm Sibutramine
An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế đã ra thông báo yêu cầu các địa phương khẩn trương thu hồi hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe "Dáng xuân Phục linh Gold" và "Best Slim Collagen". Hai sản phẩm này vừa được phát hiện có chứa chất Sibutramine cấm, một thành phần không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa vinh dự nhận danh vị “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards lần thứ nhất do Báo Dân trí tổ chức. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực, sáng kiến và hiệu quả mang lại của SeABank trong thực thi các tiêu chí Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG) và lan tỏa tinh thần trách nhiệm tới cộng đồng.
Lưu ý đối với người nộp thuế thu nhập cá nhân
Cục Thuế vừa có khuyến cáo người nộp thuế, trường hợp nếu gặp các khó khăn vướng mắc khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân kỳ quyết toán năm 2024 cần hỗ trợ thêm, người nộp thuế có thể liên hệ cơ quan quản lý thuế trực tiếp hoặc cơ quan thuế nơi gần nhất để được hỗ trợ tốt nhất.