Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 11/10/2023 09:58 (GMT+7)

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Xử lý nghiêm hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 9/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Văn bản số 5594 về việc, tăng cường công tác quản nhà nước về giáo dục gửi tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện các Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện theo thầm quyền quy định. Việc tổ chức thực hiện hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục tại địa phương là yếu tố quyết định, góp phần quan trọng đối với sự phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Thời gian qua, nhiều địa phương đã tích cực, trách nhiệm, sáng tạo trong áp dụng, triển khai nhiều giải pháp có hiệu quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn. Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra tại một số địa phương, qua tiếp nhận và nắm bắt thông tin phản ánh từ cử tri, dư luận xã hội cho thấy vẫn còn có địa phương thực hiện chưa hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn, có nơi còn buông lỏng quản lý nhà nước về giáo dục, đặc biệt còn có thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý còn một số cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương và tại một số cơ sở giáo dục.

tm-img-alt
Văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của chính quyền địa phương, Bộ GDĐT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung cùng ( UBND các tỉnh, thành phố) tiếp tục thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

Triển khai thực hiện hiệu quả trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục thuộc thẩm quyền trách nhiệm của UBND tỉnh/ Chủ tịch UBND tỉnh được quy định tại Nghị định số 127/2018/NĐ CP ngày 21/2/2018 của Chính phủ về quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục (Nghị định số 127); chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà nước đối với UBND/ Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã được quy định tại Nghị định này.

Để triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định và hướng dẫn trong đó tại Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021 (Nghị định số 24) quy định việc quản lý trong cơ sở giáo mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập đã quy định các nội dung về thực hiện chủ trương nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ, tài sản cho giáo dục, thực hiện việc quy định các khoản thu dịch vụ khác ngoài học phí ( nếu có) đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.

Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn về việc triển khai thực hiện các nội dung được quy định tại Nghị định số 24. Trong đó, cần quan tâm kiểm tra việc thực hiện các nội dung về tổ chức hoạt động giáo dục theo nhu cầu người học và các khoản thu dịch vụ về thực hiện quy chế dân chủ và trách nhiệm giải trình tại các cơ sở giáo dục được quy định trong Nghị định, tham mưu ban hành nghị quyết chuyên đề của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để triển khai thực hiện các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 181 theo thẩm quyền.

Đối với các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2023-2024, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 5459/BGDĐT-KHTC ngày 02/10/2029 của Bộ GDĐT; chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng dẫn tại Công văn số 3972/BGDĐT-TTr ngày 07/8/2023 của Bộ GDDT đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Làm rõ trách nhiệm, kịp thời xử lý nghiêm theo thẩm quyền người đứng đầu cơ sở giáo dục nếu để xảy ra tình trạng thu tiền không đúng quy định.

Kịp thời tuyên dương, nhân rộng những tấm gương của thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và các phong trào thi đua khác. Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo có các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kĩ năng ứng xử của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh như hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành.

Cùng chuyên mục

Tăng mức thưởng - động lực mạnh mẽ cho ngành Giáo dục Thủ đô
Tại kỳ họp thứ 20, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền thưởng đối với học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi trong nước, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng học sinh đoạt giải cấp quốc gia, khu vực, quốc tế và giải Nhất cấp thành phố.
Phát triển khả năng sáng tạo của học sinh qua phổ biến giáo dục STEM
Năm học 2024 - 2025, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định triển khai đại trà việc dạy học thực hiện tích hợp liên môn (STEM) cấp tiểu học. Phương thức giáo dục này trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng cần thiết, góp phần phát triển phẩm chất, năng lực, khả năng sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện...

Tin mới

Cơ sở vật chất hiện đại tại Myrehab Matsuoka - Nâng tầm phục hồi chức năng dây chằng chéo trước
Yếu tố cơ sở vật chất hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu quả phục hồi chức năng (PHCN) dây chằng chéo trước, giảm nguy cơ tái chấn thương. Trung tâm Trị liệu & PHCN hợp tác Việt Nam - Nhật Bản MYREHAB MATSUOKA tự hào là đơn vị đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, trang bị công nghệ hàng đầu, mang đến cho người bệnh trải nghiệm PHCN hiệu quả và an toàn.
Nhìn lại “đảo ngọc” sau một thập kỷ, điều gì góp phần tạo nên kỳ tích?
Nhằm thực hiện quy hoạch phát triển theo phê duyệt của Chính phủ, ngoài sự quyết liệt của hệ thống chính quyền thành phố, Phú Quốc còn có một lợi thế đặc biệt để sớm trở thành đô thị biển đảo, trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao, đó là thu hút được những nhà đầu tư có tiềm lực và có tầm nhìn.