Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 22/12/2022 11:50 (GMT+7)

Biện pháp ngăn chặn mới đối với hành vi bạo lực gia đình có hiệu lực từ 1/7/2023

Theo dõi GĐ&PL trên

Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thay thế Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 với nhiều nội dung bổ sung, sửa đổi đáng chú ý.

Bạo lực gia đình hiện nay vẫn là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Đặc biệt, trong hơn 2 năm qua, dịch Covid-19 đã tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống, từ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc đời sống tinh thần. Tình trạng trẻ em, trẻ vị thành niên và phụ nữ có nguy cơ bị bóc lột và bạo hành cao hơn. Để hạn chế cũng như dần đi đến chấm dứt bạo lực gia đình, ngày 14/11 vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Luật Phòng, chống bạo lực gia đình mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2023.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) có rất nhiều điểm mới đáng chú ý liên quan quy định về hành vi bạo lực cũng như phạm vi đối tượng bị bạo lực gia đình...

Từ 1/7/2023: Cưỡng ép vợ quan hệ tình dục trái ý muốn, lựa chọn giới tính thai nhi phải lao động công ích - Ảnh 1.
Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022. Theo đó, tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có nhiều điểm mới.

Những điểm mới được bổ sung, sửa đổi trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực từ 1/7/2023

Theo Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 đang có hiệu lực quy định, có 09 hành vi bị xem là bạo lực gia đình gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Từ 1/7/2023: Cưỡng ép vợ quan hệ tình dục trái ý muốn, lựa chọn giới tính thai nhi phải lao động công ích - Ảnh 2.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định có 9 hành vi bạo lực gia đình...

Tuy nhiên, từ 01/7/2023 - thời điểm Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 chính thức có hiệu lực, đã nâng các hành vi bị coi là bạo lực gia đình lên 16 hành vi và sửa đổi một số hành vi, cụ thể gồm:

- Bổ sung:

+ Cưỡng ép chứng kiến bạo lực với người, vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

+ Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc (là thành viên gia đình); không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em.

+ Kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, hình thể, năng lực của thành viên gia đình;

+ Tiết lộ/phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

+ Cưỡng ép trình diễn khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực.

+ Cưỡng ép mang thai, lựa chọn giới tính thai nhi, phá thai;

+ Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;

+ Cưỡng ép thành viên gia đình học tập.

Từ 1/7/2023: Cưỡng ép vợ quan hệ tình dục trái ý muốn, lựa chọn giới tính thai nhi phải lao động công ích - Ảnh 3.
Tuy nhiên, Luật Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 đã bổ sung và nâng lên thành 16 hành vi.

- Sửa đổi:

+Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng trong khi trước chỉ quy định “Cưỡng ép quan hệ tình dục”.

Như vậy, so với quy định hiện hành chỉ có 09 hành vi bạo lực gia đình, Luật mới đã tăng lên 16 hành vi trong đó có nhiều hành vi mà trước nay nhiều người chưa nghĩ đó là bạo lực gia đình và không lường trước được hậu quả có thể xảy ra.

Biện pháp ngăn chặn mới đối với hành vi bạo lực gia đình

Đặc biệt, Luật cũng đã đưa ra những quy định mới về biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình. Trong đó, biện pháp thực hiện phục vụ cộng đồng theo Điều 33 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:

- Công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú, bao gồm:

+ Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực cộng đồng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc công trình công cộng khác;

+ Tham gia công việc khắc nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quang của cộng đồng.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định và tổ chức cho người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

Từ 1/7/2023: Cưỡng ép vợ quan hệ tình dục trái ý muốn, lựa chọn giới tính thai nhi phải lao động công ích - Ảnh 4.
Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Theo đó, trong trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình là thực hiện phục vụ cộng đồng.

Ly hôn, chưa kết hôn cũng có thể bị xử lý nếu có hành vi bạo lực

Nhiều người nghĩ rằng, bạo lực gia đình chỉ áp dụng với các thành viên gia đình hiện tại của nhau hoặc giữa những người đang có quan hệ hôn nhân và gia đình mà không áp dụng với những người đã ly hôn, chung sống với nhau như vợ chồng, người đã từng là cha mẹ nuôi, con nuôi…

Tuy nhiên, đây là mối quan hệ khá đặc thù, dễ có tiếp xúc trong cuộc sống, thậm chí còn là các mối quan hệ thường xuyên nảy sinh xung đột, bạo lực.

Và thực tế cho thấy, hiện nay có rất nhiều vụ bạo lực liên quan đến các thành viên gia đình của người đã ly hôn, người sống chung với nhau như vợ chồng; thậm chí là giữa thành viên của người đã ly hôn hoặc sống chung với nhau như vợ chồng.

Từ 1/7/2023: Cưỡng ép vợ quan hệ tình dục trái ý muốn, lựa chọn giới tính thai nhi phải lao động công ích - Ảnh 5.
Ngoài ra, Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 còn mở rộng đối tượng bạo lực gia đình ngoài hôn nhân.

Do đó, khoản 2 Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã bổ sung thêm một số đối tượng cũng áp dụng các hành vi bị coi là bạo lực gia đình gồm:

2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

Trong khi đó, hiện nay, quy định này chỉ áp dụng với “thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng”.

Cùng chuyên mục

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?
Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Xác định tài sản riêng của vợ chồng thế nào?
Theo quy định hiện nay, muốn chứng minh tài sản riêng của vợ chồng cần dựa trên những căn cứ nào? Tài sản riêng của tôi là căn hộ vợ/chồng tôi đang ở thì tôi có được bán để xử lý việc cá nhân hay không?
Điều kiện để di chúc có hiệu lực
Di chúc là giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản của người đó có được sau khi chết. Tuy nhiên, trong thực tiễn có không ít trường hợp người lập di chúc do thiếu hiểu biết pháp luật khiến di chúc được lập không hợp pháp dẫn tới tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn giữa những người thừa kế, gây mất tình cảm, đoàn kết.
Hành vi mua xe máy do của các đối tượng trộm cắp để bán hòng trục lợi sẽ bị xử lý như thế nào?
Vừa qua, nhiều trường hợp người dân mua xe máy cũ tại các cửa hàng sửa chữa xe máy, sau đó phát hiện xe của mình mua là do thợ sửa xe mua lại của các đối tượng trộm cắp về thay số khung, số máy rồi bán lại kiếm lời. Vậy, hành vi mua xe máy do của các đối tượng trộm cắp, rồi thay đổi số khung, số máy để bán hòng trục lợi sẽ bị xử lý như thế nào? Bạn đọc N.Q.T. hỏi.

Tin mới

Phú Thọ tạm dừng, hoãn, lùi các hoạt động vui chơi giải trí công cộng tại Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ
Thực hiện Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtay Siphandone, tỉnh Phú Thọ tạm dừng, hoãn, lùi tổ chức các chương trình nghệ thuật, hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trên địa bàn tỉnh trong 2 ngày 04-05/4 (tức 07-08/3 âm lịch).
Cư dân Vinhomes: “Mở cửa bước vào nhà đã thấy ấm êm, hạnh phúc”
“Chỉ cần mở cửa bước vào là đã thấy ấm êm, hạnh phúc”, “mua một ngôi nhà thì dễ, mua một không gian sống như Vinhomes mới khó”, “từ các anh bảo vệ cho tới các chị lao công, ai cũng gần gũi như thể người nhà”… những cảm xúc bình dị cho tới niềm hạnh phúc trước đây chưa từng trải nghiệm là chất men khiến mỗi cư dân Vinhomes thêm yêu nơi mình sống hơn mỗi ngày.
Các hình thức thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Hiện nay, cá nhân thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân thông qua hai hình thức: Cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân thông qua tổ chức chi trả thu nhập (nếu đáp ứng điều kiện ủy quyền) hoặc trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan Thuế.
Đề xuất thời điểm hưởng lương hưu với người tham gia BHXH tự nguyện
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết thời điểm hưởng lương hưu, việc tính, việc xác định điều kiện hưởng đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến.