Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 15/11/2022 06:44 (GMT+7)

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) chính thức được Quốc hội thông qua

Theo dõi GĐ&PL trên

Chiều 14/11, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội thông qua với 465 đại biểu Quốc hội tán thành, chiếm 93,37%.

tm-img-alt

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trước khi thông qua toàn bộ Luật, các đại biểu tiến hành biểu quyết thông qua 03 Điều về hành vi bạo lực gia đình; góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư; thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

Điều hành biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, kết quả biểu quyết điện tử tại phiên họp cho thấy có 465 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật, chiếm 93,37%.

Như vậy, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã chính thức được thông qua với tỷ lệ tán thành cao.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng chuyển quy định tại khoản 1 Điều 31 về Điều 2 giải thích từ ngữ, đồng thời rà soát nội hàm quy định như thể hiện tại khoản 4 Điều 2 dự thảo Luật.

Về nội dung phòng ngừa bạo lực gia đình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, bỏ điểm a khoản 2 Điều 17 và chỉnh lý Điều 18 như dự thảo Luật.

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội và cơ quan có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo, Ủy ban Pháp luật, các cơ quan hữu quan nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật có liên quan và đã thống nhất việc tiếp thu, chỉnh lý Điều 24 theo hướng: Quy định rõ căn cứ và trường hợp Trưởng Công an xã yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã để làm rõ thông tin, giải quyết vụ việc; bỏ quy định về thời gian người bị bạo lực gia đình làm việc tại trụ sở Công an xã và quy định về trình tự, thủ tục đưa người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nếu họ không đến như thể hiện tại Điều 24 dự thảo Luật.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định, tổ chức việc thực hiện công việc phục vụ cộng đồng. Khoản 4 và khoản 5 Điều 32 cũng được chỉnh lý tương tự.

Ngoài những nội dung nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng toàn bộ dự thảo Luật và chỉnh lý về nội dung và kỹ thuật lập pháp tại các 15 điều luật khác.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo Luật sau khi chỉnh lý còn 56 điều, bỏ 03 điều (các điều: 2, 47 và 61 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3), bổ sung 03 điều (các điều: 33, 39 và 55).

Để bảo đảm Luật nhanh chóng đi cuộc sống, tăng cường tính khả thi của  Luật, đặc biệt là nội dung mới trong các quy định  về cấm tiếp xúc, góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư, thực hiện công vụ phục vụ cộng đồng… Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền rộng khắp để mọi người dân, gia đình, cơ quan, tổ chức hiểu rõ và thực hiện đầy đủ, chính xác quy định của Luật.

Khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật; chú trọng đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình và bố trí, huy động đủ nguồn lực cho việc tổ chức thi hành Luật; tiếp tục quan tâm triển khai tốt việc thực hiện pháp luật có liên quan như: Bình đẳng giới, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp xã hội, phòng, chống tác hại của rượu bia, xử lý vi phạm hành chính... để phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời, kịp thời bảo vệ, hỗ trợ hiệu quả người bị bạo lực gia đình.

Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan để xây dựng cơ chế đồng bộ, hữu hiệu trong phòng, chống bạo lực gia đình để Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trở thành cơ sở pháp lý quan trọng nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng, xã hội tham gia vào hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình hướng tới xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là hạt nhân, tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ấm của mỗi người, là nơi phát huy, nhân rộng các giá trị tốt đẹp góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước.

Cùng chuyên mục

Xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, buôn lậu, thổi giá vàng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành kịp thời, linh hoạt, hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỉ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ. Đồng thời, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, buôn lậu, thổi giá vàng.

Tin mới

Cha con ông Trần Quí Thanh hầu tòa
Sáng 23/4, TAND TP.HCM mở phiên sơ thẩm xét xử 3 bị cáo: Trần Quí Thanh (SN 1951), Trần Uyên Phương (SN 1981), Trần Ngọc Bích (SN 1984) cùng bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Cảnh giác các cuộc gọi kích hoạt 'hộ' định danh điện tử mức độ 2
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân khi làm thủ tục đăng ký, cập nhật định danh điện tử mức độ 2 thì phải đến trực tiếp trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm định danh điện tử mức 2, không phải cập nhật qua số điện thoại lạ được gọi tới.
Xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, buôn lậu, thổi giá vàng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành kịp thời, linh hoạt, hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỉ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ. Đồng thời, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, buôn lậu, thổi giá vàng.