Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 15/01/2023 08:10 (GMT+7)

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đạt tiêu chuẩn Kim Cương trong điều trị đột quỵ

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 14/1, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đã chính thức nhận Chứng nhận tiêu chuẩn Kim Cương trong điều trị đột quỵ do Hội Đột quỵ thế giới cấp.

WSO Angels Awards là giải thưởng mà Hội Đột quỵ thế giới (W.S.O) dành cho các đơn vị và trung tâm điều trị đột quỵ có hoạt động chăm sóc đột quỵ xuất sắc trên phạm vị toàn cầu. Trong giải thưởng WSO Angels đưa ra 3 mức chứng nhận theo thứ tự từ thấp đến cao gồm tiêu chuẩn Vàng, tiêu chuẩn Bạch Kim và tiêu chuẩn Kim Cương.

Kể từ khi hoạt động đến nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đã nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân đột quỵ.

Trong quý 3/2022, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ chính thức đạt tiêu chuẩn Kim Cương trong điều trị đột quỵ do Hội Đột quỵ thế giới cấp. Đây là tiêu chuẩn cao quý nhất và rất hiếm đơn vị, trung tâm điều trị đột quỵ tại Việt Nam đạt được.

anh-01-min-1673744814.jpg
TS.BS Trần Trí Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ nhận chứng nhận Kim Cương trong điều trị đột quỵ do Hội Đột quỵ thế giới cấp.

Để đạt được chứng nhận này, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đã phải đạt được tối đa 10 tiêu chí khắt khe trong chẩn đoán, chăm sóc và điều trị đột quỵ, cụ thể:

Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị với thời gian xuyên kim (thời gian xuyên kim là khoảng thời gian từ lúc bệnh nhân nhồi máu não nhập viện đến khi bệnh nhân được sử dụng tiêu sợi huyết) ở mức dưới 60 phút đạt từ 75% và ở mức dưới 45 phút đạt từ 50%.

Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị với thời gian từ cửa đến bẹn (thời gian cửa bẹn là khoảng thời gian từ lúc bệnh nhân nhập viện đến khi bệnh nhân can thiệp lấy huyết khối) ở mức dưới 120 phút đạt từ 75% và ở mức dưới 90 phút đạt từ 50%.

Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được tái thông tại bệnh viện đạt từ 25%.

Tối thiểu 90% bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ được chụp CT hoặc MRI.

Tối thiểu 90% bệnh nhân đột quỵ được tầm soát rối loạn nuốt.

Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được điều trị dự phòng với thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, đạt từ 90%.

Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ có liên quan tới rung nhĩ được điều trị dự phòng bằng thuốc chống đông máu, đạt từ 90%.

Bệnh nhân đột quỵ được điều trị trong đơn vị đột quỵ chuyên dụng hoặc khu hồi sức tích cực trong thời gian nằm viện.

Năm 2016, Tổ chức Đột quỵ châu Âu đưa ra sáng kiến nhằm cải tiến và thúc đẩy chất lượng chăm sóc bệnh nhân đột quỵ bằng cách cung cấp dữ liệu có thể chuyển thành các chính sách và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, áp dụng trên toàn thế giới, gọi tắt là RESQ. Đến nay đã có 7.305 đơn vị điều trị đột quỵ đăng ký thành viên cùng Angels trên toàn thế giới.

anh-02-min-1673744814.jpg
Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể lãnh đạo khoa, phòng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ tham gia RESQ từ quý 2/2021 đã đạt được mức Bạch Kim vào quý 2 và quý 4/2021; quý 2/2022. Trong thời gian gần đây nhất là quý 3/2022, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ là 1 trong 2 bệnh viện tại Việt Nam và là 1 trong 40 đơn vị điều trị đột quỵ khác trên toàn thế giới đã đạt mức giải thưởng cao nhất của WSO Angels - mức Kim Cương.

Kể từ khi đi vào hoạt động cho đến hết tháng 12/2022, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đã khám, điều trị cho gần 400.000 lượt bệnh nhân, trong đó có hơn 160.000 lượt vì đột quỵ. Riêng năm 2022, Bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị cho hơn 205.000 lượt, trong đó có hơn 81.000 lượt bệnh nhân đến vì đột quỵ; số ca mắc đột quỵ mới là 12.814 ca. Số lượng nhồi máu não chiếm 76%, xuất huyết não chiếm 24%. Thời gian vàng năm 2022: 21% tăng so với 2021 (20%).

Cùng chuyên mục

Uống thuốc 'gia truyền', bé gái bị ngộ độc kim loại nặng
Ngày 10/5, tin từ khoa Nhi Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới cho hay: Một bé gái 11 tháng tuổi ở huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình nhập viện trong tình trạng co giật và được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán là bị ngộ độc do sử dụng thuốc gia truyền.
Uống hoa đu đủ đực có chữa được bệnh ung thư như ‘truyền miệng’?
Dù chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc hoa đu đủ đực có thể chữa khỏi ung thư, thế nhưng trong thời gian qua, trên các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin hoa đu đủ đực ngâm mật ong có thể chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Theo đó, các bác sĩ cảnh báo, uống hoa đu đủ với hi vọng chữa ung thư khiến người bệnh dễ mất cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.
Bộ Y tế thu hồi một lô thuốc điều trị ung thư nhập khẩu
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 1310/QLD-CL gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty TNHH dược phẩm và hóa chất Nam Linh (địa chỉ tại: 915/27/12 đường Lê Văn Lương, ấp 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh) về việc thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3.
Ngộ độc nặng sau khi ăn sâu ban miêu
Ngày 8/5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện đã tiếp nhận 3 trường hợp bị ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu.

Tin mới