Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 13/03/2024 06:42 (GMT+7)

Sở Y tế Hà Nội ra cảnh báo về bệnh ho gà ở trẻ

Theo dõi GĐ&PL trên

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, dễ lây lan và thường tăng vào mùa Đông - Xuân.

Sở Y tế Hà Nội ra cảnh báo về bệnh ho gà ở trẻ
Vi khuẩn gây ra bệnh ho gà.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 7/3, trên địa bàn Thủ đô đã có 9 ca mắc bệnh ho gà; trong khi cùng kỳ năm 2022 và năm 2023 không ghi nhận ca bệnh.

Đáng lưu ý, qua khai thác bệnh án, đa số trẻ mắc ho gà đều chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ số mũi vaccine phòng bệnh.

Trước tình hình trên, Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo: Việc tiêm phòng vaccine có thành phần ho gà là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Trẻ được tiêm mũi 1 khi 2 tháng tuổi (có thể tiêm sớm lúc 6 tuần tuổi), mũi 2 khi 3 tháng tuổi, mũi 3 khi 4 tháng tuổi, mũi 4 lúc 18 tháng tuổi.

Bên cạnh việc tiêm phòng, người dân cần bảo đảm nhà trẻ, lớp học, nhà ở sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng. Người lớn cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ như che mũi, miệng khi hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi họng cho trẻ hằng ngày.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh như: ho nhiều, ho có tím tái, ăn nôn trớ, ngủ ít, thở nhanh hoặc khó thở…, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, cách ly và điều trị.

Bệnh ho gà ở trẻ em không có triệu chứng rõ ràng nên các bác sĩ rất khó để chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tiếng ho của trẻ hổn hển để cố hít không khí vào bên trong cha mẹ cần lưu ý vì rất có thể đây là biểu hiện của bệnh ho gà. Nguyên nhân là do toàn bộ không khí trong phổi bị hắt ra ở những con ho trước đó.

Ngoài ra, khi mới mắc bệnh ho gà ở trẻ có dấu hiệu giống với cảm lạnh thông thường như: hắt hơi, ho nhẹ, sốt nhẹ dưới 39 độ, tiêu chảy, chảy nước mũi. Sau khoảng 7 - 10 ngày cơn ho sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Ho gà gây ra những cơn ho khan, không có đờm, có thể kéo dài đến 1 phút và có thể khiến mặt trẻ bị đỏ tía. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ nào bị ho gà cũng gặp phải hiện tượng này.

Đặc biệt, ho gà ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ có những cơn ngừng thở hẳn. Giữa các cơn ho, trẻ vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, trong giai đoạn kịch phát ho gà còn có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu cam, bầm tím quanh mi mắt dưới, xuất huyết kết mạc mắt...

Cùng chuyên mục

VFF cùng Vinmec ký kết hợp tác chiến lược về y học thể thao
Ngày 1/4/2025, Hệ thống Y tế Vinmec và Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) chính thức ký kết hợp tác chiến lược nhằm tập trung chăm sóc sức khỏe tuyển thủ, đồng thời mở rộng đào tạo và nghiên cứu nhằm nâng cao toàn diện chất lượng y học thể thao Việt Nam. Sự kiện không chỉ giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho các vận động viên mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của y học thể thao nước nhà.
Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.

Tin mới