Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 11/05/2021 06:45 (GMT+7)

Ấn Độ nhiều ngày trải qua cột mốc đáng sợ, nghị sĩ đăng video uống nước tiểu bò để 'chống Covid-19'

Theo dõi GĐ&PL trên

Một nghị sĩ Ấn Độ mới đây đã đăng tải một video chia sẻ cách uống nước tiểu bò để "chống Covid-19".

Trước bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ hai bao trùm khắp Ấn Độ cùng với việc khan hiếm nguồn cung cấp oxy và các nhu yếu phẩm cần thiết khác, nhiều người dân nước này hiện đang chuyển sang sử dụng tất cả các loại phương pháp điều trị dân gian không có cơ sở khoa học để ngăn chặn virus, trong số đó có nghị sĩ Surendra Singh.

Nghị sĩ Surendra Singh, thuộc Đảng Bharatiya Janata, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ cho rằng, uống nước tiểu bò là "một phương thuốc hữu hiệu" chống lại Covid-19, bệnh tiểu đường, thậm chí là chữa bách bệnh.

Singh đã đăng một video quay cảnh ông đang uống một cốc “gaumutra” (do ông đặt tên) mà ông khẳng định chắc nịch đó là bí quyết để có một sức khỏe “hoàn hảo” và chống lại Covid-19 hiệu quả.

Trong video, ông đã chỉ cách pha chế nước tiểu bò. Ông trộn 2-3 lần nước tiểu bò vào một cốc nước và khuyên mọi người nên uống hết nước tiểu khi bụng đói, và sau đó, "đừng ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong nửa giờ" để nước tiểu phát huy tác dụng.

Ông còn gợi ý nên mua nước tiểu bò nhãn hiệu “Patanjali” nếu không thể tìm thấy bất kỳ nguồn nước tiểu bò nào cho mình. Sản phẩm có sẵn dưới dạng đồ uống hoặc được đóng gói dưới dạng viên nang.

Các nhà sản xuất sản phẩm này khẳng định sản phẩm có thể tiêu diệt các độc tố bên trong cơ thể và cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh từ béo phì, ung thư đến các bệnh về thận và gan.

Nước tiểu cũng được coi là một phương thuốc chữa bệnh tiểu đường và những người ủng hộ phương thức trên cũng cho biết nước tiểu  của một con bò cái đang mang thai đặc biệt hiệu quả.

Ngoài ra, nghị sĩ Singh cũng khuyên dùng bột nghệ rang để có một sức khỏe tốt.

Ấn Độ nhiều ngày trải qua cột mốc đáng sợ, nghị sĩ đăng video khuyên uống nước tiểu bò để 'chống Covid-19 Ảnh 1
Dù biết rằng cách của mình là phản khoa học, ông Singh vẫn "hoàn toàn tin vào nước tiểu bò".

Bò là linh vật được người Ấn Độ tôn thờ, nên không lạ lẫm gì khi “nước tiểu bò” trở thành “thần dược” đối với nhiều người dân nơi đây. Tuy nhiên, chưa hề có một cơ sở khoa học nào nói nước tiểu bò có thể chữa được bệnh.

Ấn Độ hôm 9/5 ghi nhận thêm 4.092 ca tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ, là ngày thứ hai liên tiếp nước này trải qua dấu mốc đáng sợ hơn 4.000 người chết. Theo Bộ Y tế Ấn Độ, 403.738 ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận, nâng tổng số ca mắc lên 22,3 triệu, trong đó có 242.362 ca tử vong.

Các chuyên gia y tế kêu gọi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phong tỏa toàn quốc để ngăn dịch Covid-19 tiếp tục lây lan khi số ca tử vong vì đại dịch ở nước này vẫn ở mức cao.

Cùng chuyên mục

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.

Tin mới

Mộc Kim Spa & Beauty - Thư thái với sự kết hợp gội đầu và massage trị liệu tại Quận 1 TP.HCM
Cuộc sống bận rộn, áp lực công việc khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng? Hãy để Mộc Kim Spa & Beauty trở thành điểm dừng chân lý tưởng giúp bạn tái tạo năng lượng và tận hưởng sự thư thái tuyệt đối. Với không gian đậm chất thiên nhiên, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp đỉnh cao và đội ngũ nhân viên tận tâm, Mộc Kim Spa sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thư giãn trọn vẹn.
FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.
Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.