Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 21/03/2023 07:00 (GMT+7)

90% dân số thế giới sống trong bầu không khí ô nhiễm

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo báo cáo từ công ty công nghệ chất lượng không khí IQAir, khoảng 90% dân số toàn cầu năm 2022 sống trong không khí ô nhiễm và có hại cho sức khoẻ theo khuyến nghị của WHO.

Báo cáo thường niên năm 2022 của IQAir đã sử dụng dữ liệu chất lượng không khí từ hơn 30.000 trạm giám sát chất lượng không khí theo quy định và cảm biến chất lượng không khí từ 7.323 thành phố trên 131 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ. Để tiến hành báo cáo này, IQAir đã đo chất lượng không khí dựa trên nồng độ của các hạt bụi mịn trong không khí gây hại cho phổi được gọi là PM 2.5.

Theo CNBC, nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với các hạt vật chất này có thể dẫn đến các cơn đau tim, lên cơn hen suyễn và thậm chí là tử vong sớm. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy mối liên kết việc giữa tiếp xúc lâu dài với PM 2.5 và tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao hơn.

Theo Viện Chính sách Năng lượng tại Đại học Chicago, ô nhiễm không khí còn làm giảm tuổi thọ trung bình toàn cầu hơn 2 năm với 60% ô nhiễm không khí dạng hạt đến từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.

tm-img-alt
Ô nhiễm không khí tại Lahore, Pakistan cao ở mức báo động khi nó ảnh hưởng tới các chuyến bay, các tuyến đường và đặc biệt là sức khỏe người dân. Ảnh: Getty Images.

Năm 2005 khi đưa ra hướng dẫn về chất lượng không khí đầu tiên cho thế giới, WHO cho biết mức độ ô nhiễm không khí có thể chấp nhận được là dưới 10 microgam / mét khối. Tuy nhiên tới năm 2021, WHO đã thay đổi hướng dẫn chuẩn của mình xuống dưới 5 microgam / mét khối.

Trong bối cảnh đó, báo cáo của IQAir cho thấy 5 quốc gia ô nhiễm nhất thế giới năm 2022 là Chad (89,7 microgram/mét khối), Iraq (80,1 microgram/mét khối), Pakistan (70.9 microgram/mét khối), Bahrain (66,6 microgram/mét khối) và Bangladesh (65,8 microgram/mét khối).

Các thành phố ô nhiễm nhất trên toàn cầu là Lahore tại Pakistan; Hồ Điền tại Tân Cương, Trung Quốc, Bhiwadi tại Ấn Độ, Delhi tại Ấn Độ và Peshawar tại Pakistan.

Tại Lahore, chất lượng không khí trở nên đáng lo ngại tới mức nó ở ngưỡng 97,4 microgam hạt bụi PM 2,5 / một mét khối vào năm 2022 so với mức 86,5 của năm trước. Là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, 11 triệu người dân Lahore phải sống trong cảnh không khí ô nhiễm nặng nề và số người nhập viện do các bệnh về đường hô hấp cao. Tình hình tại đây đang trở nên tồi tệ hơn khi thành phố này chỉ xếp hạng 15 năm 2021.

Nhìn chung tại khu vực Trung và Nam Á, có tới 8/10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới nằm tại đây. Ấn Độ và Pakistan phải chịu đựng chất lượng không khí tồi tệ nhất trong khu vực với hơn một nửa dân số sống ở những khu vực có nồng độ hạt PM 2.5 cao gấp khoảng 7 lần so với mức khuyến nghị của WHO.

Ngược lại, chỉ có 6 quốc gia đáp ứng các giới hạn sức khỏe cập nhật của WHO bao gồm Australia, Estonia, Phần Lan, Grenada, Iceland và New Zealand.

Theo CNBC trích dẫn nhà khoa học cấp cao về chất lượng không khí tại Greenpeace International Aidan Farrow, có quá nhiều người trên thế giới không biết mình đang hít thở không khí bị ô nhiễm. Do đó, các báo cáo về ô nhiễm không khí này sẽ giúp truyền cảm hứng cho các cộng đồng, buộc những người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm.

Cùng chuyên mục

Hơn 50 quốc gia đã liên hệ đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
Theo hãng tin Reuters, ngày 6/4, một cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại, sau khi chính quyền nước này công bố loạt thuế quan đối ứng gây tranh cãi ở trong nước và trên toàn cầu.

Tin mới

Nâng cao cảnh giác trước các tin nhắn hoặc cuộc gọi mời chào tham gia trò chơi cờ bạc trực tuyến
Công an tỉnh Long An khiến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước các tin nhắn hoặc cuộc gọi mời chào tham gia trò chơi cờ bạc trực tuyến. Tuyệt đối không truy cập hoặc làm theo hướng dẫn trong các đường link liên kết dẫn đến những trang web cờ bạc. Đánh bạc dưới mọi hình thức là vi phạm pháp luật Việt Nam.
Trường không được thu thêm tiền dạy 02 buổi/ngày với chương trình chính khóa
Theo đại diện Bộ GD&ĐT, việc tổ chức dạy 02 buổi/ngày không mang tính bắt buộc mà tùy thuộc vào điều kiện của từng trường. Tuy nhiên, nếu buổi thứ hai được sử dụng để giãn thời lượng dạy học chính khóa, thì 100% học sinh phải tham gia và nhà trường tuyệt đối không được thu bất kỳ khoản phí nào. Nơi nào đã thu phí trong trường hợp này đều là sai và cần được chấn chỉnh ngay.
Giá vàng hôm nay (10/4): Vàng tăng sốc, vì sao?
Giá vàng hôm nay (10/4): Thị trường vàng trong nước chứng kiến đà tăng mạnh mẽ ở cả vàng miếng và vàng nhẫn của nhiều thương hiệu lớn. So với phiên trước đó (9/4), mức tăng phổ biến dao động từ 1 đến 2 triệu đồng mỗi lượng, phản ánh xu hướng tăng giá rõ rệt.