Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 16/05/2024 07:12 (GMT+7)

7 loại thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Theo dõi GĐ&PL trên

Để ngăn ngừa suy giáp, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tối đa những thực phẩm gây viêm trong cơ thể.

1. Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh viêm tuyến giáp

Viêm tuyến giáp là do tuyến giáp bị tấn công gây viêm và làm hỏng các tế bào tuyến giáp. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào thể loại viêm.

Nguyên nhân phổ biến nhất là do bệnh tự miễn dịch. Hệ thống miễn dịch tấn công cơ thể thay vì bảo vệ. Các kháng thể tấn công tuyến giáp gây ra hầu hết các loại viêm tuyến giáp.

Viêm tuyến giáp Hashimoto là loại viêm tuyến giáp phổ biến nhất. Trong bệnh Hashimoto, hệ thống miễn dịch coi tuyến giáp là bất thường và sản sinh ra kháng thể chống lại tuyến giáp.

Các yếu tố môi trường như ô nhiễm, lối sống ít vận động, căng thẳng, thuốc men, thói quen ăn uống không lành mạnh và nhiễm trùng là tác nhân gây ra nhiều bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp Hashimoto.

Nhiều nghiên cứu đã điều tra lợi ích của chế độ ăn uống đối với các bệnh tự miễn. Trọng tâm thường là tránh các loại thực phẩm góp phần gây viêm và ăn những thực phẩm giúp làm giảm tình trạng viêm.

Khi cơ thể bị viêm, nhiều kháng thể được tạo ra hơn, dẫn đến hoạt động của bệnh tự miễn tăng lên. Tình trạng viêm kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính. Các nghiên cứu cho thấy, tình trạng viêm có liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto. Một số chất dinh dưỡng hoặc thói quen ăn kiêng có thể làm thay đổi mức độ tự kháng thể trong viêm tuyến giáp Hashimoto.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy thực phẩm gây viêm có thể gây mất cân bằng đường ruột, vi khuẩn phát triển quá mức, tăng tính thấm của ruột và stress oxy hóa, đồng thời phản ứng viêm này sẽ thúc đẩy sự xuất hiện của viêm tuyến giáp Hashimoto.

Để ngăn ngừa suy giáp hiệu quả hơn ở bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto, việc kiểm soát tình trạng viêm trong chế độ ăn uống là điều cần thiết.

tm-img-alt
Người bệnh tuyến giáp nên hạn chế ăn nội tạng động vật.

Dưới đây là 7 loại thực phẩm người bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn để cải thiện tình trạng bệnh.

1. Đậu nành

Đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành như: đậu hũ, nước tương, sữa đậu nành… sẽ không tốt cho người có bướu giáp – nhân giáp. Bởi trong đậu nành có chất goitrogens cản trở sự xâm nhập của i-ốt vào tuyến giáp khiến cổ phình to. Chất này làm giảm hấp thu thuốc tuyến giáp từ ruột.

Ngoài ra, đậu nành chứa phytoestrogen, có thể bắt chước tác dụng của estrogen can thiệp vào hoạt động bình thường của tuyến giáp. Chất isoflavone trong đậu nành cũng có thể gây hại cho sức khỏe tuyến giáp.

2. Các loại đồ hộp và thực phẩm chế biến sẵn, đồ đông lạnh

Thực phẩm chế biến sẵn gây hại cho người bệnh tuyến giáp vì các thực phẩm này chứa calo rỗng, một số chất phụ gia không tốt cho sức khỏe.

Thức ăn nhanh cũng chứa lượng chất béo cao, khiến quá trình sản xuất thyroxin ở tuyến giáp bị chậm lại hoặc làm mất tác dụng của một số loại thuốc điều trị.

3. Thực phẩm béo

Chất béo có thể làm gián đoạn khả năng hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp của cơ thể, cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, người bệnh tuyến giáp nên loại bỏ các loại thực phẩm chiên rán, giảm lượng chất béo từ các nguồn như bơ, sốt mayonnaise, bơ thực vật, thịt mỡ.

4. Thực phẩm có chứa đường

Thực phẩm chế biến như bánh quy, bánh ngọt, kẹo, đồ ngọt, đồ uống có đường, đồ ăn nhẹ đóng gói, có chứa đường tinh luyện gây ảnh hưởng nhiều đến bệnh tuyến giáp, lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến tăng cân và các bệnh lý khác. Ngoài ra, tuyến tụy, gan cũng có thể bị tổn hại khi ăn quá nhiều đường tinh luyện.

Thay vào đó, người bệnh có thể ăn những thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau, protein nạc (gà không da, cá…).

5. Lúa mạch, lúa mì, mì ống

Gluten được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì, các loại ngũ cốc khác là thành phần chính trong các loại bánh mì, ngũ cốc, mì ống. Tuy nhiên, người bị suy giáp nên cân nhắc giảm lượng gluten nạp vào cơ thể.

Với người bệnh celiac, chất gluten có thể gây kích ứng ruột non, cản trở sự hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Bên cạnh đó, chế độ ăn không có gluten sẽ mang lại lợi ích cho phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp.

Nếu người bệnh tuyến giáp chọn ăn thực phẩm chứa gluten nên chọn các loại bánh mì, mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt, có nhiều chất xơ, các chất dinh dưỡng khác để giúp cải thiện đường ruột.

6. Nội tạng

Người bệnh tuyến giáp nên hạn chế ăn nội tạng động vật vì chứa hàm lượng axit lipoic khá cao sẽ ảnh hưởng đến một số loại thuốc tuyến giáp trong quá trình điều trị. Nếu ăn quá nhiều, tuyến giáp dễ rối loạn.

7. Cà phê, bia rượu

Thực phẩm, đồ uống có chứa caffein như cà phê, trà, soda, socola… có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cường giáp, khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, tim đập nhanh. Nếu có những triệu chứng này, người bệnh nên tránh uống hoàn toàn hoặc uống ít. Ngoài ra, người bệnh có thể thay thế bằng nước ép, rượu táo nóng, trà thảo mộc tự nhiên…

Rượu có thể gây ức chế chức năng tuyến giáp, làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp. Uống rượu thường xuyên hoặc nhiều sẽ làm hư hại các tế bào tuyến giáp, làm giảm tổng lượng hormone tuyến giáp (T3, T4) trong máu, gây ra chứng suy giáp.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về táo bón chức năng ở trẻ
Táo bón là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Theo thống kê, từ 12-14% trẻ em trên toàn cầu mắc phải táo bón, trong đó phần lớn (khoảng 95%) là táo bón chức năng.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Hoại tử chân do tự ý cho ong châm chữa bệnh
Một bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hoại tử khớp gối, sốt cao, nhiễm khuẩn huyết do tự ý dùng ong châm vào khớp gối và đắp thuốc nam để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.