4 cách giúp trẻ phát triển trí não thông minh trong 5 năm vàng, bỏ lỡ sau sẽ hối tiếc
Bố mẹ nên nắm bắt giai đoạn vàng phát triển trí não trước 5 tuổi, nhằm hỗ trợ trẻ tắng trí thông minh.
Một nghiên cứu về trí thông minh của trẻ được tiến hành trong vòng 10 năm, sau đó các chuyên gia đã đúc kết những phương pháp hình thành bộ não thông minh của trẻ sau đây, cốt lõi là: Hỗ trợ đầy đủ về dinh dưỡng, kích thích bên ngoài phù hợp, kỹ năng nuôi dạy con đầy đủ và môi trường phát triển vượt trội.
Dinh dưỡng đầy đủ
Bố mẹ nên cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng toàn diện trong khẩu phần ăn hàng ngày, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Về mặt phát triển trí não, suy dinh dưỡng có thể dẫn đến phản ứng não chậm hơn do số lượng tế bào thần kinh đệm trong não giảm đáng kể.
Trong giai đoạn thai kỳ, người mẹ nên có chế độ ăn uống hợp lý, thói quen làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, duy trì tâm trạng tốt, khám thai định kỳ để giữ cơ thể ở trạng thái khổ mạnh, cung cấp cho trẻ những chất dinh dưỡng cần thiết và môi trường tốt nhất để phát triển.
Sau khi trẻ chào đời, trừ trường hợp đặc biệt, nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ, khi bổ sung thức ăn bổ sung cũng cần chú ý cung cấp chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, chú ý khẩu vị của trẻ.
Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, các chất dinh dưỡng như axit béo omega-3 và cholin được cho là có vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ. Việc bổ sung đủ các chất dinh dưỡng này thông qua chế độ ăn là cách hiệu quả để tăng cường trí thông minh của trẻ.
Trong "Hướng dẫn chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ em do Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc", có gợi ý về việc ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Ví dụ, cơm nên được nấu theo nhiều cách khác nhau, kết hợp đủ giữa thịt, cá và rau củ.
Kích thích phong phú từ môi trường bên ngoài
Việc xây dựng các mạch não chủ yếu là do gen, cũng giống như con người chúng ta có gen giống nhau nên hầu hết não bộ đều có cấu trúc giống nhau.
Nhưng sự khác biệt nằm ở mạch não, bởi mỗi người tiếp xúc với những kích thích khác nhau trong cuộc sống, các tế bào não được sử dụng thường xuyên sẽ được giữ và ngược lại, chúng sẽ dần bị thoái hóa.
Trong thuyết tiến hóa của Darwin, nếu không có đủ sự kích thích, các kết nối trong tế bào trong não của trẻ không được thiết lập kịp thời và trí thông minh cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trẻ cần được tiếp xúc với môi trường đa dạng, đầy màu sắc và kích thích, nơi mà họ có cơ hội khám phá, tìm hiểu và tương tác với thế giới xung quanh.
Việc rèn luyện loại kích thích này trong 5 năm đầu của trẻ rất đơn giản, đó là huy động các giác quan của trẻ như xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác, vận động tinh tế, vận động thô,... Cũng giống như việc bố mẹ cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, chạm vào vỏ cây xù xì, nếm trái cây, ngửi mùi hoa, nghe tiếng gió hay nhảy nhót, để trẻ tự do khám phá trong phạm vi an toàn.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cung cấp cho trẻ sách, đồ chơi, hoạt động ngoại khóa, tham gia vào các hoạt động tạo ra thử thách. Kích thích bên ngoài phù hợp sẽ khuyến khích trẻ phát triển các kỹ năng tư duy, sáng tạo, trí tuệ xã hội và trí tuệ cảm xúc.
Kỹ năng nuôi dạy con
Trẻ từ 0 đến 5 tuổi tuy chưa biểu cảm nhiều nhưng có thể cảm nhận được những thông điệp phi ngôn ngữ của bố mẹ như nét mặt, trạng thái cảm xúc,...
Vì vậy, khi bố mẹ dành thời gian tương tác, sẽ mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển trí não cũng như sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ.
Việc tạo ra một môi trường an toàn, yêu thương và hỗ trợ cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển sự tự tin, sự độc lập và khả năng giải quyết vấn đề.
Những kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và khuyến khích cũng là những yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và khuyến khích sự phát triển toàn diện của trẻ.
Môi trường phát triển vượt trội
Môi trường phát triển vượt trội đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường trí thông minh của trẻ. Trẻ cần được tiếp xúc với một môi trường học tập và trò chơi phù hợp, có cơ hội thử thách và khám phá.
Môi trường này nên khuyến khích sự tò mò, sáng tạo và khám phá của trẻ, đồng thời cung cấp các nguồn tài nguyên và hỗ trợ phù hợp để trẻ có thể phát triển và mở rộng khả năng trí tuệ của mình.
Ví dụ, nếu gia đình có điều kiện, bố mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ một phòng học được thiết kế linh hoạt, có sự sắp xếp tổ chức hợp lý của bàn ghế, khu vực chơi và các góc học tập đặc biệt.
Trẻ có thể tự do di chuyển trong không gian này, lựa chọn các hoạt động phù hợp với sở thích và mục tiêu học tập của mình. Chẳng hạn, trẻ có một góc đọc sách yên tĩnh, góc xây dựng và thử nghiệm, góc nghệ thuật và sáng tạo...
Việc hỗ trợ đầy đủ về dinh dưỡng, kích thích bên ngoài phù hợp, kỹ năng nuôi dạy con đầy đủ và môi trường phát triển vượt trội là những yếu tố quan trọng để tăng cường trí thông minh của trẻ.
Khi các yếu tố này được kết hợp và áp dụng một cách hợp lý, trẻ sẽ có một nền tảng tốt để phát triển khả năng trí tuệ và đạt được tiềm năng tối đa.