Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 13/06/2024 08:45 (GMT+7)

4 bước xử lý khéo khi từ chối nhận việc

Theo dõi GĐ&PL trên

Trên thực tế, có khá nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khiến bạn không thể đồng ý với lời mời làm việc của các công ty. Đứng trước nhiều cơ hội khác nhau, tất nhiên bạn phải cần phải cân đo đong đếm nhiều yếu tố mới quyết định chọn công việc nào, bỏ qua công việc nào.

Do vậy, việc từ chối một vị trí ứng tuyển không có gì là sai, chỉ là bạn cần phải xử lý khéo léo để tránh làm mất lòng nhà tuyển dụng. 4 bước xử lý khéo khi từ chối nhận việc trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này!

1-1718242854.jpg

Lựa chọn thời điểm thích hợp để từ chối nhận việc

Sau khi tham gia phỏng vấn tìm việc làm ở Trà Vinh, Sóc Trăng… và bạn cảm thấy mình không phù hợp với vị trí này thì có thể suy nghĩ đến việc từ chối. Thời điểm tốt nhất là sau giai đoạn nhận được thông tin vượt qua vòng phỏng vấn. Khi bạn từ chối vào thời điểm này sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức cho cả hai bên vì chưa có quyết định nào. Thậm chí sau khi bạn đã chấp nhận lời mời nhưng không muốn tiếp tục đến bước ký hợp đồng thử việc thì vẫn có thể từ chối. Tuy nhiên, nó sẽ có chút phiền phức nếu trong điều khoản yêu cầu bạn phải đền bù hoặc những ràng buộc đã được thông qua. Do vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng thời gian từ chối nhận việc thích hợp để tiết kiệm công sức và thời gian của cả hai bên.

2-1718242882.jpg

Xác định lý do bạn không muốn nhận lời làm việc

Đây là bước quan trọng bởi vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bạn cũng như tương lai sau này. Một vài lý do tiêu biểu có thể là bạn cảm thấy yêu cầu công việc không phù hợp, mức lương chưa thỏa đáng với khối lượng công việc, đãi ngộ công ty không quá hấp dẫn, Văn hóa công ty không hợp với giá trị bạn đang theo đuổi,... hoặc các lý do khác như nhà xa công ty, công ty làm việc vào tất cả các thứ 7 trong tháng,... Dù là bất cứ lý do gì bạn cũng nên cân nhắc cách trình bày thật cẩn thận và khách quan để tránh làm mất lòng nhà tuyển dụng vì biết đâu sau này bạn lại cần vị trí tuyển dụng tương tự ở công ty đó.

3-1718242882.jpg

Lựa chọn cách phản hồi từ chối nhận việc

Bạn có thể lên hệ từ chối lời mời nhận việc thông qua điện thoại, email miễn là có thể đảm bảo truyền đạt được hết những thông tin cần thiết. Đầu tiên, bạn cần thể hiện sự biết ơn vì công ty đã dành cơ hội cũng như khoảng thời gian quý báu cho bạn để có được quá trình phỏng vấn suôn sẻ. Bạn cảm thấy rất may mắn khi được quý công ty tin tưởng và trao cơ hội trao đổi vừa qua giữa nhiều hồ sơ ứng tuyển.

Tiếp đến, bạn có thể gửi một vài những ý kiến nho nhỏ trong quá trình tham gia ứng tuyển của bạn đến cho doanh nghiệp nếu cần thiết. Có thể là những đóng góp tích cực, góp ý riêng,... để nhà tuyển dụng có được cái nhìn khái quát hơn. Sau cùng, bạn đưa ra lý do để từ chối nhận việc và mong nhà tuyển dụng thông cảm bởi bạn cũng rất lấy làm tiếc. Chắc hẳn với thái độ chân thành của bạn, họ vẫn sẽ dễ chịu hơn dù đang nhận sự từ chối.

Từ chối nhận việc qua email giúp bạn dễ dàng kiểm soát câu chữ của mình sau cho chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp nhất. Còn nếu bạn chọn cách gọi điện thoại để nói chuyện trực tiếp về vấn đề này thì nên giữ thái độ nhẹ nhàng, bình tĩnh bởi bạn sẽ không thể biết được người đối diện như thế nào. Ngoài ra, tránh tuyệt đối việc cúp máy ngang hay đùa giỡn trong lúc nói chuyện điện thoại vì nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn không tôn trọng họ.

Để ngỏ những cơ hội hợp tác

Sau khi đã từ chối nhận việc một cách khéo léo, bạn cũng đừng vội đóng sầm cánh cửa giữa bạn và nhà tuyển dụng. Bởi như chúng tôi đã đề cập ở trên, chưa biết chắc được rằng trong tương lai cả hai bên có cơ hội hợp tác với nhau hay không. Do vậy chẳng vội gì mà bạn lại phải “cắt đứt” hoàn toàn cơ hội này. Thay vào đó, bạn có thể đề cập đến các vấn đề đã trao đổi trong buổi phỏng vấn như một cách giữ mối quan hệ tốt đẹp.

Ví dụ như: “Mong có cơ hội gặp lại anh/chị trong buổi sự kiện về chương chương trình đầu tư vào tuần tới.” hoặc chỉ đơn giản là “Thật may mắn khi được biết quý công ty, mong rằng sau này sẽ có cơ hội được hợp tác lâu dài cùng quý công ty”. Thậm chí trong một số trường hợp, bạn cũng có thể giới thiệu những ứng viên phù hợp, có tiềm năng khác cho nhà tuyển dụng. Song, người được giới thiệu phải đảm bảo sở hữu đầy đủ yêu cầu công việc của vị trí ứng tuyển.

Hy vọng rằng bạn đã biết được cách từ chối khi nhận được lời mời làm việc không phù hợp thông qua bài viết này. Dù có làm việc cùng với nhau hay không, bạn vẫn hãy cố gắng thể hiện thái độ chuyên nghiệp và tinh thần tích cực nhất, điều này sẽ không dư thừa đâu!

Cùng chuyên mục

Molly Kids - Lần đầu tiên ra mắt, tã bỉm mỏng nhẹ, thấm hút vượt trội, bảo vệ làn da bé yêu
Thị trường tã bỉm Việt ngày càng có nhiều sản phẩm chất lượng, mang tới cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn tối ưu. Mới đây, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Vinakids cho ra mắt thị trường dòng sản phẩm tã bỉm trẻ em cao cấp Molly Kids, có kích thước mỏng, nhẹ, thấm hút tốt và chống hăm hiệu quả.
Profix - Giải pháp sửa chữa thiết bị gia dụng toàn diện
Khi thiết bị gia dụng gặp trục trặc, việc tìm kiếm một dịch vụ sửa chữa uy tín, chuyên nghiệp và nhanh chóng là điều hết sức cần thiết. Profix, với hơn 10 năm kinh nghiệm, mang lại những giải pháp sửa chữa tối ưu cho các thiết bị gia dụng như bếp từ, máy hút mùi, ghế massage, và quạt hơi nước,...
Đây chính là iPhone 16: Bốn phiên bản, rất nhiều tính năng mới
Như thường lệ, có 4 phiên bản xuất hiện là iPhone 16, iPhone 16 Plus, iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max. Mỗi chiếc iPhone đều có những nâng cấp đáng kể, trong đó nổi bật là nút Điều khiển camera hoàn toàn mới, hệ thống camera hiện đại, hiệu suất mạnh mẽ và thời lượng pin vượt trội.
Các loại bông tai ngọc trai đẹp được yêu thích hiện nay
Thực tế, bông tai ngọc trai được xếp vào món trang sức mà các tín đồ làm đẹp yêu thích và có thể ứng dụng phổ biến vào thời trang hàng ngày. Điều này không chỉ thể hiện được đẳng cấp mà còn mang đến nhiều giá trị phong thủy của chủ nhân sở hữu. Vậy đâu là các loại hoa tai ngọc trai được yêu thích? Cùng khám phá chi tiết dưới đây.

Tin mới