3 kiểu trẻ con bọn bắt cóc sẽ không tấn công, mỗi kiểu lại có điểm khác biệt nhất định phải biết
Con cái là tất cả cha mẹ, nếu bị bắt cóc, đây sẽ là một bi kịch mà không ai có thể chịu đựng nổi.
Các đối tượng bắt cóc thường nhắm vào những trẻ em chưa có đủ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, chúng tận dụng sự thiếu giám sát từ phụ huynh để sử dụng các chiêu thức để bắt cóc.
Câu chuyện một cậu bé (đang sinh sống cùng gia đình tại Trung Quốc) như hồi chuông cảnh tỉnh cho bố mẹ. Vào cuối tuần trước, cậu bé A Lang 6 tuổi cùng bố mẹ đi ra ngoài mua sắm. Dù trước khi ra khỏi nhà bố mẹ đã nhắc nhở con không được chạy đi loanh quanh, nhưng khi bố mẹ đang tập trung vào việc xếp hàng, A Lang đã lén lút chạy đi. Khi người lớn nhận ra điều này, A Lang đã biến mất.
Bố mẹ của A Lang đã ngay lập tức tới cảnh sát và liên hệ với quản lý của trung tâm mua sắm. Họ rất lo lắng khi nghĩ đến những câu chuyện trên truyền hình về việc bọn buôn người bắt cóc trẻ em. Hai giờ sau khi huy động các lực lượng tìm kiếm, cảnh sát nhận được một cuộc gọi thông báo rằng một nhân viên bảo vệ cộng đồng đã tìm thấy một đứa trẻ bị lạc.
Khi mô tả về cậu bé, cảnh sát nhận ra rằng đó có thể là A Lang dựa trên những gì bố mẹ đã kể. Cuối cùng, cả nhà 3 người đã được đoàn tụ an toàn.
Theo lời kể của cậu bé, trong khi đang chơi, có một người chú lạ mặt tiếp cận và đề nghị đưa em đến công viên giải trí, A Lang vui mừng và sẵn lòng đồng ý, không suy nghĩ đến nguy hiểm. Tuy nhiên, sau một lúc đi dạo, A Lang đột nhiên nhớ ra rằng, mẹ không cho phép cậu bé ra ngoài chơi với người lạ.
Khi cậu bé muốn quay trở lại trung tâm mua sắm, người chú từ chối và trong phản ứng mạnh mẽ, nhưng A Lang nhanh chân đã vội chạy đi. Vì sân chơi đông người, nên người đàn ông đó cũng vội rời đi, đây được xem là điều may mắn cho A Lang.
Từ câu chuyên trên, những đứa trẻ dễ dàng trở thành mục tiêu của những kẻ bắt cóc. Do đó, phụ huynh và cộng đồng nên cung cấp cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối phó với nguy cơ và tình huống nguy hiểm một cách an toàn.
Đồng thời, việc xây dựng một môi trường hỗ trợ và tin tưởng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ tiềm ẩn. Trong đó, một số trẻ nhìn bề ngoài có vẻ "khó ưa" nhưng lại thường ít khi trở thành đối tượng của bọn bắt cóc.
Trẻ có đặc điểm ngoại hình quá khác biệt
Đối với trẻ em, cần thận trọng hơn để phòng tránh các kẻ bắt cóc ở những nơi công cộng. Khi có một dòng người qua lại đông đúc, trẻ em cần được dạy tỉnh táo và nhạy bén hơn để nhận ra nguy hiểm, tìm cách nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh.
Một số trẻ em có ngoại hình rất đặc biệt không phải là mục tiêu của bọn buôn người, chẳng hạn như nốt ruồi đen lớn trên mặt, vết bớt, quần áo quá nổi bật... sẽ khiến những kẻ buôn người phải e dè.
Hay một số trẻ khác có diện mạo, thái độ hoặc hành vi gây ra cảm giác khó chịu hoặc phản cảm đối với người khác. Điều này có thể làm cho trẻ trở nên ít thu hút sự chú ý của các đối tượng bắt cóc. Điều này có nghĩa là các tội phạm thường không chọn những trẻ có những đặc điểm này làm mục tiêu.
Tuy nhiên, không có nghĩa là trẻ em không cần quan tâm đến an toàn và phòng ngừa nguy cơ bắt cóc. Bất kể ngoại hình của trẻ như thế nào, vẫn cần lưu ý và áp dụng các biện pháp an toàn thích hợp.
Những đứa trẻ can đảm, được dạy về sự an toàn
Ngày nay, vai trò của các bậc bố mẹ không chỉ dừng lại ở việc giáo dục cho con cái khả năng sinh tồn, mà còn rất chú trọng vào việc rèn luyện ý thức an toàn.
Thông thường những đứa trẻ như vậy sẽ không thể hiện sự sợ hãi rõ ràng trước sự đe dọa, điều này khiến những kẻ bắt cóc khó kiểm soát trẻ. Những đứa trẻ can đảm thường biết tìm cơ hội để nhờ người đi đường giúp đỡ và cũng biết cách chống cự trong quá trình bị bắt cóc.
Sự tự tin, kháng cự và khả năng tự bảo vệ bản thân của những trẻ như vậy thường khiến bản thân trở nên ít hấp dẫn và tạo khó khăn cho những kẻ xấu tấn công. Những đặc điểm này cho thấy rằng trẻ em có khả năng chống lại và tạo ra trở ngại cho những kẻ xấu trong việc tiếp cận đến mình.
Các bậc phụ huynh nên đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho con cái, như không nói chuyện với người lạ, không nhận những món quà từ những người không quen biết, không rời xa tầm mắt của cha mẹ hoặc giáo viên trong những môi trường xa lạ và dạy con cách tự bảo vệ mình khi gặp nguy hiểm.
Bằng cách này, các con đã được rèn luyện để luôn cảnh giác và không dễ bị mê hoặc bởi lời đồn, vật chất hấp dẫn hoặc người lạ. Do đó, khả năng thành công trong việc bắt cóc những đứa trẻ này là rất thấp.
Do đó, bố mẹ nên cường giáo dục và nhận thức về an toàn trẻ em trong cộng đồng, quan tâm đến việc xây dựng môi trường an toàn và hỗ trợ cho mọi đứa trẻ. Bằng cách làm như vậy, có thể tạo ra một tương lai an lành và bảo vệ tốt hơn cho thế hệ trẻ.
Đứa trẻ trông khá ngỗ ngược và có tâm lý nổi loạn
Những đối tượng bắt cóc thường ưa thích chọn đứa trẻ có vẻ trung thực và ngoan ngoãn, bởi vì những đặc điểm này giúp chúng dễ dàng kiểm soát. Ngược lại, trẻ em có thái độ nổi loạn và tâm lý khá ngỗ ngược sẽ thường xuyên gây ra rắc rối, và điều này làm tăng khả năng bị phát hiện.
Một số trẻ "nổi loạn" không chỉ thường chống lại yêu cầu của bố mẹ mà còn có thể chống lại mọi người xung quanh, không muốn tuân theo những yêu cầu từ người khác và không thích cảm giác bị gò bó. Do đó, khi đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc, trẻ sẽ thận trọng hơn và không tuân theo lời khuyên của người lạ, hoặc đơn giản là sẽ giả vờ không biết.
Thực tế là, mọi vấn đề trên đời đều có hai mặt, và sự nổi loạn của trẻ có thể trở thành một chiếc áo giáp bảo vệ an toàn cho chính bản thân trong những tình huống quan trọng. Vì bản tính không thích tuân theo các nguyên tắc, vô tình giúp trẻ trở nên khó tiếp cận và khó kiểm soát đối với những kẻ xấu.