3 điểm này là bí quyết vàng, dạy con từ mẫu giáo thì trẻ vào lớp 1 học đâu nhớ đó, khả năng ghi nhớ tiếp thu hoàn hảo
Bố mẹ có thể áp dụng những cách sau đậy để rèn luyện trí nhớ cho trẻ, giúp con thông minh hơn.
Trí nhớ là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống, liên quan đến kiến thức, khả năng tiếp thu trong cuộc sống. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ những trải nghiệm quan trọng và kiến thức đã học.
Việc rèn luyện trí nhớ có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của trẻ. Đặc biệt, khi trẻ lên 4 tuổi, khả năng ghi nhớ gần bằng một nửa người lớn.
Trong khi đó, trí nhớ là khía cạnh quan trọng của trí thông minh, đứa trẻ có thể có trí nhớ tốt, sẽ ghi nhớ và tái hiện thông tin hiệu quả, từ đó cải thiện trí thông minh và IQ tốt hơn. Các chuyên gia gợi ý, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau đậy để rèn luyện trí nhớ cho trẻ.
Tăng cường gắn kết với trẻ
Tăng cường tương tác với trẻ ở giai đoạn thơ ấu là rất quan trọng, vì đó là thời kỳ phát triển nhanh chóng và nhạy cảm của não bộ. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện, khi trẻ còn nhỏ, từ sơ sinh đến 15 tháng, não bộ tiếp thu kiến thức rất nhanh. Lúc này, là thời điểm quan trọng tăng cường gắn kết với con.
Mẹ có thể cho bé một số đồ chơi có màu sắc rực rỡ, hay đơn giản là nắm tay mẹ. Vài ngày sau khi trẻ chào đời, trí thông minh tiềm ẩn có thể được kích thích
Khi trẻ khoảng 7 tháng tuổi, bắt đầu học bò, đến 10 tháng tuổi có thể tập đi, thời điểm này bố mẹ nên cố gắng nói chuyện, giao tiếp với con càng nhiều càng tốt, điều này sẽ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ. Nếu có điều kiện, bố mẹ cũng có thể dạy trẻ một số từ tiếng nước ngoài đơn giản khi con ăn, tắm, chơi...
Khi trẻ được 2-3 tuổi, mẹ có thể khuyến khích con hoàn thành một số nhiệm vụ nhỏ một cách độc lập. Ví dụ, để trẻ ăn một mình, hay tự rót nước. Trước khi mặc quần áo, bố mẹ có thể để con lựa chọn kiểu dáng, màu sắc mà mình muốn mặc.
Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc lựa chọn, mẹ có thể gợi ý, hỏi xem con thích màu nào nhất, con thích mặc váy hay quần, mang giày hay dép.... điều này giúp trẻ đưa ra lựa chọn và suy nghĩ tốt hơn về điều đó. Trước khi ngủ, mẹ thể hỏi con về một ngày của trẻ, việc để trẻ kể lại những điều xảy ra khi không có bố mẹ ở bên, giúp phát triển ngôn ngữ và cải thiện khả năng ghi nhớ tốt hơn.
Hướng dẫn trẻ bắt chước phù hợp
Trong độ tuổi từ 3-6, khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ về cơ bản đã trưởng thành, lúc này sẽ bắt chước lời nói, hành vi của những người xung quanh.
Trong giai đoạn này, mẹ có thể cùng con chơi flashcard, kể chuyện trước khi đi ngủ, khuyến khích trẻ tự cầm giấy bút để viết. Khi dạy con viết, một điều quan trọng là mẹ nên chú ý đến cách con cầm bút, hướng dẫn cho trẻ quen dần với cách viết đúng, bởi điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển xương ngón tay của trẻ.
Đến 8 tuổi trí thông minh của trẻ hoàn thiện khoảng 80%, như đã nói ở trên trẻ có khả năng bắt chước rất nhanhi, vì vậy bố mẹ, người thân nên chú ý hơn đến lời nói và hành động của mình, tránh việc trẻ học theo những thói quen xấu.
Mẹ cũng có thể cho trẻ bắt chước theo hành động của các nhân vật trong phim hoạt hình, điểu này có thể khắc sâu hiệu ứng trí nhớ của trẻ, các giác quan thị giác và thính giác được kích hoạt tốt hơn.
Cho trẻ nhận diện và phân loại đồ vật
Nhiều bậc bố mẹ lo lắng khi dạy con những điều mới, e ngại rằng con sẽ giảm đi khả năng chú ý và tập trung. Nhưng thực tế, khả năng nhận biết những điều mới lạ của trẻ liên quan trực tiếp đến trình độ phát triển trí tuệ, sẽ ảnh hưởng đến khả năng quan sát, sự chú ý, trí nhớ, trí tưởng tượng và tư duy.
Để có sự chuẩn bị trước khi trẻ vào tiểu học, bố mẹ hãy giúp con phát triển khả năng nhận thức dựa trên hai nguyên tắc sau.
Nguyên tắc đầu tiên là giới thiệu chung tên gọi và chức năng các loại đồ vật mà con tiếp xúc. Ví dụ, khi dạy trẻ nhận biết một con chim, trước tiên cho trẻ biết đó là một con chim, sau đó dạy trẻ nhận biết đó là loài chim gì, nói cho trẻ biết chim có thể bay,...
Nguyên tắc thứ hai là đi từ cái chung đến cái cụ thể. Ví dụ, mẹ có thể dạy phân biệt giống loài của một số loài động vật. Giống như gà trống và gà mái, điều này tương đương với việc dạy bé một số từ trái nghĩa. Lúc này, mẹ cũng có thể dạy trẻ về kích thước, ưu nhược điểm, đúng sai...
Theo hai cách này, trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn, phát triển khả năng nhận thức, kích thích trí tò mò về những điều mới mẻ, cũng như biết bày tỏ ý kiến của riêng mình.