Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 07/09/2024 09:41 (GMT+7)

04 trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau của BHXH bắt buộc từ 7/2025

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, có bốn trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc sẽ không được nhận chế độ ốm đau.

04 trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau của BHXH bắt buộc từ 7/2025
Ảnh minh họa.

Theo Báo cáo tổng kết việc thi hành Luật BHXH năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), số lượt người được giải quyết hưởng chế độ ốm đau không ngừng tăng lên qua các năm. Trong 6 năm (từ 2016 đến 2021), cả nước đã có trên 45 triệu lượt người được giải quyết hưởng chế độ ốm đau.

Bộ LĐ-TB&XH đánh giá, chế độ ốm đau được thực hiện đã góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi họ không may bị ốm hoặc tai nạn rủi ro phải nghỉ việc hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau.

Tuy nhiên, chế độ ốm đau được thiết lập nhằm hỗ trợ người lao động khi họ đang làm việc phải nghỉ việc do bị ốm đau hay chăm sóc con ốm đau trong các trường hợp người lao động gặp rủi ro khách quan. Thời điểm này, người lao động nghỉ việc sẽ không được trả lương nên cần có sự bù đắp về thu nhập để đảm bảo cuộc sống.

Chính vì vậy, luật quy định loại trừ các trường hợp chính bản thân người lao động chủ động tạo ra bất lợi cho mình như: tự hủy hoại sức khỏe, say rượu, dùng các chất ma túy… ra khỏi đối tượng được bảo hiểm.

Từ ngày 01/7/2025, Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực và chính thức thay thế các quy định hiện hành áp dụng theo Luật BHXH năm 2014.

Đối tượng, điều kiện hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 42 Luật BHXH năm 2024. Tại khoản 2 Điều 42, luật quy định có bốn trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc không được hưởng chế độ ốm đau.

Thứ nhất, người lao động tự gây thương tích hoặc tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình.

Thứ hai, người lao động sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy (trừ trường hợp sử dụng thuốc tiền chất hoặc thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).

Thứ ba, trong thời gian lần đầu phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Thứ tư, trong thời gian nghỉ việc trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động; hoặc đang nghỉ việc hưởng nguyên lương; hoặc đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe.

Theo quy định hiện hành, điều kiện hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 25 Luật BHXH năm 2014 và được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Theo đó, người lao động tham gia BHXH bắt buộc không được giải quyết chế độ ốm đau trong ba trường hợp.

Nếu so sánh đơn thuần về con số thì Luật BHXH năm 2024 quy định nhiều trường hợp không được giải quyết chế độ ốm đau hơn quy định hiện hành. Tuy nhiên, nếu xét về bản chất các trường hợp thì không có sự thay đổi.

Nguyên nhân là các trường hợp được quy định tại nhóm thứ nhất trong Luật BHXH năm 2014 được phân tách thành 02 nhóm (nhóm thứ nhất và thứ hai), quy định chi tiết hơn trong Luật BHXH năm 2024.

Cùng chuyên mục

Rút BHXH một lần, sau này có tham gia trở lại được không?
Theo Luật BHXH hiện hành, sau 12 tháng người lao động (NLĐ) không tham gia BHXH bắt buộc, tự nguyện và thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút BHXH một lần. Quy định này cho phép NLĐ dễ dàng rời khỏi hệ thống BHXH và tham gia đóng BHXH lại từ đầu.
Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức
Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức được nêu rõ tại Nghị định 116/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Chính phủ ban hành ngày 17/9/2024.
Những sự kiện, hành vi cần lập vi bằng làm bằng chứng
Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không lập vi bằng.
Trường hợp về hưu trước tuổi vẫn hưởng 75% lương
Viên chức y tế đã có 28 năm 03 tháng đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, trong đó có 17 năm 08 tháng làm công việc khám và điều trị trực tiếp cho bệnh nhân AIDS. Theo đó, viên chức này muốn biết liệu mình có đủ điều kiện nghỉ hưu sớm và có bị giảm 2% lương hưu mỗi năm về trước tuổi hay không?
Nghỉ hưu có được nhận lại tiền bảo hiểm thất nghiệp đã đóng?
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, Bộ này đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc về việc nghiên cứu sửa đổi Luật Việc làm theo hướng người đóng BHTN nhưng đến khi về hưu hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) thì được thanh toán số tiền cá nhân đã đóng BHTN (1%) vào Quỹ BHTN vì theo nguyên tắc của bảo hiểm là có đóng có hưởng.

Tin mới

Làm giả giấy tờ, chủ tịch và cán bộ địa chính xã bị bắt
Nguyên chủ tịch UBND và cán bộ địa chính xã Đức Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) đã "bắt tay" làm các thủ tục và làm giả một số giấy tờ để xin cấp đất đã bị cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam để tiếp tục điều tra vụ án...
Thương hiệu bia riêng của Sun Group có gì đặc biệt?
Những sản phẩm bia thủ công cao cấp đầu tiên mang thương hiệu Sun KraftBeer của Tập đoàn Sun Group đã ra đời tại xưởng bia thủ công Bà Nà (Đà Nẵng) và nhận được sự đón nhận nhiệt thành từ du khách trong nước và quốc tế. Điều gì làm nên sự khác biệt cho thương hiệu bia Sun KraftBeer của Sun Group?