Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 29/12/2023 07:15 (GMT+7)

Xét xử vụ đại án Việt Á: Luật sư bào chữa và các bị cáo đưa ra nhiều luận điểm, luận cứ nhằm giảm nhẹ hình phạt

Theo dõi GĐ&PL trên

Sáng 28/12, sau phần luận tội và đề nghị mức án của đại diện Viện Kiểm sát đối với 7 bị cáo trong vụ án "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á và Học viện Quân y, phiên tòa tiếp tục được diễn ra ở phần tranh tụng, các Luật sư và bị cáo trình bày quan điểm bào chữa.

Xét xử vụ đại án Việt Á: Luật sư bào chữa và các bị cáo đưa ra nhiều luận điểm, luận cứ nhằm giảm nhẹ hình phạt

Tại phiên tòa, bào chữa cho bị cáo Phan Quốc Việt, Luật sư Hà Thế Long cho rằng, thời điểm xảy ra vụ án, chính Học viện Quân y cần Việt Á. Công ty này tham gia đề tài vì bị cáo Việt muốn giữ quan hệ tốt với Bộ Khoa học và Công nghệ, đơn vị chủ quản trong lĩnh vực mà Việt Á hoạt động. Bản thân bị cáo Việt không phải là người chủ động xin được tham gia đề tài và thời điểm đó Nhà nước kêu gọi các cá nhân, tổ chức cùng tích cực tham gia phòng chống dịch Covid-19.

Theo Luật sư Hà Thế Long, tiền bị cáo Việt đưa cho các cán bộ Học viện Quân y không phải là tiền đưa hối lộ mà số tiền này là lợi nhuận mà Việt Á có được, chi cho Học viện Quân y nhằm hỗ trợ với mục đích chống dịch chứ không nhằm mục đích khác.

Trình bày về nhân thân của Chủ tịch Việt Á, Luật sư nêu việc bị cáo Việt có thành tích xuất sắc trong công tác, được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng khen trong nghiên cứu, sáng tạo. Ngoài ra, công ty này cũng có 9 lần được tặng thưởng bằng khen, giấy khen…

Cùng bào chữa cho bị cáo Phan Quốc Việt, một Luật sư khác đặt vấn đề về việc người ký văn bản ở Học viện Quân y không bị truy tố xét xử dù theo quy định của pháp luật thì người ký văn bản phải chịu trách nhiệm. Trong vụ án này, Học viện Quân y là đơn vị chủ quản, Việt Á không móc nối để bán kit test lại trở thành tội phạm chính.

Trước đó, bị cáo Phan Quốc Việt bị Viện Kiểm sát đề nghị xử phạt mức án 15 năm tù về hành vi lợi dụng chức vụ và từ 10-11 năm tù cho hành vi vi phạm đấu thầu, tổng hợp hình phạt bị cáo Việt bị đề nghị là từ 25-26 năm tù.

Được quyền bào chữa cho mình trước HĐXX, bị cáo Phan Quốc Việt trình bày: “Tôi nhận sai phạm của mình gây ra. Bị cáo không hề có động cơ vụ lợi nào. Nếu Học viện Quân y thực hiện được đề tài thì Việt Á đã không tham gia”.

Trong phần tự bào chữa, bị cáo Phan Quốc Việt cho rằng bản thân không ngại khó mà xông vào tâm dịch, bất chấp nguy hiểm về tính mạng. Thời điểm đó, ngoài Việt Á, không có đơn vị nào đáp ứng được nhu cầu về kit xét nghiệm cho cả nước để chống dịch. Theo bị cáo Việt, nếu về kit xét nghiệm thì công trạng là của Việt Á, cần được ghi nhận và công ty này không có gì để vụ lợi. Chính Việt Á là đơn vị áp dụng mẫu gộp, giúp tiết kiệm hàng chục nghìn tỉ đồng cho đất nước, giúp tăng tốc độ xét nghiệm…

Bị cáo Phan Quốc Việt cho rằng, ở tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", bị cáo không có cách nào khác, nếu quay lại thời điểm đó, dù biết kết quả xảy ra như hôm nay, bị cáo vẫn làm, vì việc làm đó là để cho đất nước được bình an.

Bị cáo Việt mong tòa xem xét đến tính chất phạm tội của bị cáo khi mà sai phạm và đóng góp của bị cáo đều xảy ra trên cùng sự việc, trong thời điểm Covid-19.

Trong phần luận tội, bị cáo Hồ Anh Sơn bị Viện Kiểm sát đề nghị từ 11 - 13 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Tại phần tranh tụng, khi được quyền tự bào chữa, bị cáo Hồ Anh Sơn (cựu Thượng tá, cựu Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Y dược học quân sự, Học viện Quân y) không trình bày thêm điều gì, chỉ đặt câu hỏi cho đại diện Viện Kiểm sát: "Nếu chúng ta trong hoàn cảnh như vậy, với chất lượng hai bộ kit như vậy thì chọn phương án nào?".

Luật sư Hà Trọng Đại, người bào chữa cho bị cáo Hồ Anh Sơn cho rằng, mức án mà đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Sơn mức án từ 11-13 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" là quá nặng, chưa xem xét hết tình tiết, nguyên nhân, diễn biến hành vi phạm tội của ông Sơn.

Theo Luật sư Đại, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng bị cáo Sơn có 3 tình tiết giảm nhẹ. Theo quy định của pháp luật, nếu bị cáo mà không có tình tiết tăng nặng thì cần xem xét xử phạt bị cáo mức dưới khung hình phạt.

Cùng bào chữa cho bị cáo Sơn, hai Luật sư khác đều nhấn mạnh, thực hiện hành vi, ông Sơn ý thức rằng đang cùng Việt Á thực hiện nhiệm vụ. Sở dĩ bị cáo chọn kit xét nghiệm của Việt Á chứ không phải chọn kit xét nghiệm của Học viện Quân y vì chất lượng kit xét nghiệm của Việt Á tốt hơn sau khi đã cùng thử nghiệm kit của cả hai đơn vị.

Bên cạnh đó, tại phiên tòa, tự bào chữa cho mình trước HĐXX, bị cáo Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ) đề nghị HĐXX xem xét về mặt nhận thức của bị cáo. Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị cáo nhận thức rằng, quy trình sản xuất bộ kit xét nghiệm là đề tài, là tài sản của Nhà nước, phù hợp theo quy định của pháp luật.

Bị cáo Hùng cũng cho rằng, việc tách vụ án để hai Tòa án cùng xét xử là điều thiệt thòi cho bị cáo. “Chỉ vì cơ quan chủ trì đề tài là của bên quân đội mà tách vụ án để xử ở hai Tòa án là rất thiệt thòi cho bị cáo”, lời tự bào chữa của ông Trịnh Thanh Hùng.

Trước đó, bị cáo Trịnh Thanh Hùng bị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị xử phạt mức án 15 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Bào chữa cho bị cáo Hùng, Luật sư đưa ra quan điểm cho rằng bản thân bị cáo Hùng không phạm tội như cáo buộc của Viện Kiểm sát.

Cùng chuyên mục

Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: VKS đề nghị y án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan
Ngày 15/11, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Trương Mỹ Lan xin gỡ kê biên cổ phần tại nhiều công ty để khắc phục hậu quả vụ án
Ngày 30/9, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần đặt câu hỏi của Hội đồng xét xử đối với các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để làm rõ quan điểm về việc xử lý tài sản bị thu giữ, kê biên trong vụ án.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.