Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 10/09/2023 11:41 (GMT+7)

Trung tướng Tô Ân Xô: Công ty Việt Á đã hưởng lợi bất chính hơn 1.200 tỷ đồng

Theo dõi GĐ&PL trên

Chiều tối 9/9, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn của Bộ Công an cho biết: Công ty Việt Á lãi khoảng 4.000 tỷ đồng và chi khoảng 800 tỷ đồng để “bôi trơn”, nhưng trong kết luận điều tra lại xác định số tiền Công ty này hưởng lợi bất chính là hơn 1.200 tỷ đồng và số tiền chi hối lộ là hơn 106 tỷ đồng.

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an trả lời câu hỏi của đại diện các cơ quan báo chí. Ảnh: An Đăng
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an trả lời câu hỏi của đại diện các cơ quan báo chí. Ảnh: An Đăng.

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho hay, sau khi khởi tố vụ án, Phan Quốc Việt và các bị can có liên quan khai là Công ty có doanh thu và lợi nhuận khoảng 4.000 tỷ đồng; Phan Quốc Việt sử dụng khoảng 20 - 25% số tiền này (tương ứng với khoảng 800 tỷ đồng) để chi phần trăm ngoài hợp đồng cho các đơn vị, đối tác mua kít xét nghiệm và các vật tư thiết bị, vật phẩm y tế khác.

Đây là lời khai ban đầu của các bị can. Tuy nhiên, khi có kết luận điều tra thì con số có chênh lệch. Giải thích điều này, Trung tướng Tô Ân Xô nhấn mạnh: “Không thể dùng lời khai ban đầu của các đối tượng để làm căn cứ đưa vào kết luận điều tra”, phải “trọng chứng hơn trọng lời khai”.

Trung tướng Tô Ân Xô thông tin: “Chỉ khi nào có đủ căn cứ chứng minh việc đưa tiền cho ai, đưa bao nhiêu tiền mới có thể khởi tố điều tra kết luận và đề nghị truy tố. Chứng cứ rõ đến đâu thì kết luận đến đó. Ngoài C03 tiến hành, Bộ Công an cũng đã ủy thác cho Công an 61 tỉnh, thành phố điều tra các vấn đề liên quan đến vụ Việt Á. Đến nay, một số tỉnh, thành phố vẫn đang trong quá trình điều tra để làm rõ số tiền thu lợi bất chính và tiền bôi trơn trong vụ án này”.

Giải thích về việc cùng một hành vi nhận tiền nhưng các bị can bị khởi tố tội danh khác nhau, Trung tướng Tô Ân Xô cho hay, phương thức, cách thức và hoàn cảnh nhận tiền của các bị can trong vụ Việt Á rất khác nhau. Có bị can đặt yêu cầu, nêu thỏa thuận, đặt điều kiện với đối tượng đưa tiền và nhận tiền xong họ mới xử lý việc. Có những bị can không đưa ra yêu cầu, điều kiện hay thỏa thuận nào trong xử lý công việc, họ nhận tiền, nhận quà sau khi công việc đã hoàn thành.

Trung tướng Tô Ân Xô nêu rõ: “Như vậy hành vi, động cơ khác nhau trong việc nhận tiền thì sẽ bị xử lý khác nhau”.

Người phát ngôn Bộ Công an cũng cho biết, Bộ Công an đã đề nghị truy tố 38 bị can về 6 tội danh. Việc khởi tố điều tra, đề nghị truy tố các bị can về các tội danh trên đã được Bộ Công an tiến hành một cách khoa học, thận trọng, khách quan, toàn diện, triệt để thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, quán triệt và thực hiện chủ trương là nhân văn, nhân ái nhưng cũng rất nghiêm khắc mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã chỉ đạo. Có sự phân hóa rõ đối với từng bị can, từng hành vi tội phạm một cách thấu đáo, phân tích, đánh giá toàn diện, xác định rõ tình tiết nào tăng nặng, tình tiết nào giảm nhẹ trách nhiệm, tình tiết nào khoan hồng, trên nguyên tắc không để oan sai, không bỏ lọt tội phạm và không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Cùng chuyên mục

Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: VKS đề nghị y án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan
Ngày 15/11, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Trương Mỹ Lan xin gỡ kê biên cổ phần tại nhiều công ty để khắc phục hậu quả vụ án
Ngày 30/9, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần đặt câu hỏi của Hội đồng xét xử đối với các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để làm rõ quan điểm về việc xử lý tài sản bị thu giữ, kê biên trong vụ án.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.