Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 09/09/2021 08:00 (GMT+7)

Vụ “biến” đất QH khu dân cư thành “cụm công nghiệp”: Chủ tịch H. Hưng Hà chịu trách nhiệm thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Đây là dấu hỏi lớn mà dư luận đặc biệt quan tâm khi chính quyền các cấp huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có dấu hiệu buông lỏng quản lý để doanh nghiệp “hô biến” hàng ngàn m2 đất quy hoạch khu dân cư thành nhà máy, xưởng sản xuất không phép.

Biết sai không sửa?

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có loạt bài viết phản ánh về việc: 6,5 héc-ta đất tại khu vực cánh đồng Lẻ (cũ) thuộc thôn Khánh Mỹ, xã Phúc Khánh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã được huyện Hưng Hà quy hoạch làm khu dân cư mới. Nhưng thực tế không có hộ dân nào tiến hành xây dựng nhà ở, mà thay vào đó là hàng loạt nhà máy, xưởng sản xuất không phép “mọc” lên với quy mô hoạt động không khác gì “cụm công nghiệp”. Đáng nói, một trong số các nhà máy này còn bị người dân nhiều lần tố xả thải gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh.

tm-img-alt
Toàn cảnh khu đất quy hoạch làm khu dân cư xã Phúc Khánh, huyện Hưng Hà có tổng diện tích 6,5ha đã bị doanh nghiệp “hô biến” thành “cụm công nghiệp” nhưng không bị chính quyền xử lý.

Liên quan đến nội dung phản ánh trên, mới đây Phòng Kinh tế - Hạ Tầng (KT-HT) huyện Hưng Hà đã có báo cáo vụ việc, qua đó đã thừa nhận chính quyền địa phương đã chủ quan tạo điều kiện để các hộ gia đình, doanh nghiệp phát triển kinh tế, chưa kịp thời phổ biến các quy định của pháp luật về quy hoạch, đầu tư xây dựng và có biện pháp ngăn chặn khi các doanh nghiệp chưa có đầy đủ các thủ tục đất đai, xây dựng theo quy định; công tác quản lý quy hoạch, xây dựng tại địa phương còn hạn chế, chưa thực sự kiên quyết, triệt để, còn nể nang, tạo điều kiện, thời gian để cho các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, xây dựng trình cấp có thẩm quyền theo quy định...

Mặc dù đã thừa nhận sai phạm, nhưng đến nay chính quyền huyện Hưng Hà chưa đưa ra bất cứ biện pháp nào cụ thể để khắc phục, xử lý hậu qủa đối với những công trình trái phép trên. Và trách nhiệm của cá nhân, tập thể các đơn vị liên quan của huyện Hưng Hà cũng chưa được làm rõ, xử lý theo quy định khiến dư luận xã hội bức xúc.

Việc sử dụng đất sai mục đích, phá vỡ quy hoạch như trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản, đến hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói chung và địa bàn huyện Hưng Hà nói riêng. Chính vì vậy dư luận đặc biệt quan tâm đến việc lãnh đạo tỉnh Thái Bình sẽ chỉ đạo, xử lý vụ việc trên thế nào và xem xét trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền huyện Hưng Hà là ông Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch UBND huyện đến đâu khi để xảy ra sự việc trên.

Sở, ngành “đá bóng” trách nhiệm

Trả lời báo chí xung quanh vụ việc trên, đại diện Sở Xây dựng Thái Bình cho rằng, theo quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh thì sự việc này thuộc thẩm quyền kiểm tra, xử lý của UBND huyện Hưng Hà. Thanh tra Sở cũng chưa thấy huyện Hưng Hà báo cáo lên.

tm-img-alt
Mặc dù nhận được Báo cáo số 49/UBND-KTHT ngày 17/1/2020 của UBND huyện Hưng Hà nhưng đại diện Sở Xây dựng Thái Bình lại phủ nhận sự việc để “né” trách nhiệm?

Tuy nhiên, theo tài liệu mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam thu thập được thể hiện: ngày 17/1/2020, ông Vũ Văn Hạnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà ký văn bản số 49/UBND-KTHT về việc báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng các công trình đang đề cập theo yêu cầu của Sở Xây dựng Thái Bình (tại công văn số 2610/SXD-TTr ngày 24/12/2019).

Như vậy, việc đại diện Sở Xây dựng Thái Bình phủ nhận huyện Hưng Hà báo cáo sự việc là hoàn toàn không chính xác, biểu hiện rõ sự đùn đẩy, thiếu trách nhiệm trong việc phối hợp giải quyết vụ việc trên.

Về phía Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình lại cho rằng: việc quản lý thực hiện quy hoạch, tổ chức đấu giá và quản lý xây dựng tại khu vực đấu giá thuộc trách nhiệm của UBND huyện Hưng Hà.

tm-img-alt
Nhà máy, xưởng sản xuất của Công ty Mai Ánh do bà Trần Thị Thỏa làm đại diện mọc trái phép trên đất quy hoạch làm khu dân cư.

Trong một diễn biến khác, theo tìm hiểu của PV, căn cứ quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình (ban hành kèm theo Quyết định số 11/2019/QĐ-UBND ngày 1/8/2019 của UBND tỉnh Thái Bình), tại Khoản 2, Điều 15 quy định đối với "Công trình xây dựng ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế không có Giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có Giấy phép xây dựng" thì "Thanh tra xây dựng Sở Xây dựng, UBND cấp huyện có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn UBND cấp xã xử lý vi phạm theo quy định pháp luật".

Còn tại các điểm a, b thuộc Khoản 1, Điều 20 của quy chế nói trên quy định: "Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét tạm ngừng việc đăng ký tài sản gắn liền với đất theo đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Giám đốc Sở Xây dựng đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự xây dựng, nhưng chưa chấm dứt hành vi vi phạm, chưa chấp hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc chưa thực hiện xong các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm trật tự xây dựng gây ra; trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giải quyết các thủ tục về quản lý, sử dụng đất đai, nếu phát hiện các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý vi phạm theo quy định pháp luật".

tm-img-alt
Ông Nguyễn Văn Trường - Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà (người ngồi thứ 2 từ bên phải sang) tại buổi làm việc với phóng viên vào năm 2020 đã từng khẳng định sẽ cưỡng chế công trình vi phạm tại khu đất cánh đồng Lẻ, xã Phúc Khánh nếu chủ đầu tư không hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định.

Trước dấu hiệu “né” trách nhiệm, phối hợp giải quyết vụ việc trên giữa chính quyền huyện Hưng Hà với các Sở, ngành của tỉnh Thái Bình, nhiều ý kiến cho rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc doanh nghiệp “băm nát” quy hoạch, ngang nhiên sử dụng đất sai mục đích; xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất không phép gây bức xúc dư luận tại địa phương trong nhiều năm qua.

Đến đây dư luận có quyền kiến nghị và trông chờ lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình quan tâm vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt thì mới hi vọng xử lý dứt điểm vụ việc.

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin sự việc.

Cùng chuyên mục

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Tin mới

Vinhomes tiếp tục nâng tầm chuẩn sống, kiến tạo không gian sống xanh - vui khỏe - đẳng cấp tại Ocean City
Quần thể sân thể thao Tennis; Sân tập golf, Đường đua Go Kart; Tổ hợp mua sắm - vui chơi - giải trí K-Town; Sạc ô tô điện miễn phí trong vòng 2 năm… là những đặc quyền đẳng cấp được Vinhomes bổ sung tại Ocean City - bên cạnh hệ thống tiện ích vượt trội đang có. Đây là bước tiến theo của chủ đầu tư trong nỗ lực mang đến cho cư dân “một nơi đáng sống bậc nhất hành tinh”.
Ngân hàng thương mại có thể bị cấm bán bảo hiểm liên kết đầu tư
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và một số quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC và đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán.
Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.