Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 06/07/2024 09:59 (GMT+7)

Vợ chồng tôi đang nợ đầm đìa, bác giúp việc hứa cứu giúp kèm theo một điều kiện khiến chúng tôi bối rối

Theo dõi GĐ&PL trên

Bác bảo thích sống với gia đình tôi. Bác nhận xét vợ chồng tôi là những người hiền lành, thương người và trong nhà không bao giờ xảy ra cãi vã nhau.

Một năm nay việc kinh doanh của vợ chồng tôi gặp rất nhiều khó khăn do không bán được hàng. Tiền nợ công nhân, nợ đối tác nguyên vật liệu khiến chúng tôi điêu đứng.

Để có tiền trả nợ, chồng tôi phải đi vay anh em bạn bè mỗi người một ít, vay chỗ này trả chỗ kia. Ngay ngôi nhà chúng tôi đang ở cũng phải mang đi thế chấp trả cho bớt nợ.

Nhiều lúc chồng tôi mệt mỏi muốn buông xuôi tất cả để đi làm thuê cho bớt nặng đầu nhưng đã đâm lao phải theo lao, không thể bỏ cuộc giữa chừng được.

Một tháng nay, nhiều người đến tận nhà đòi nợ mà vợ chồng tôi không có tiền trả phải khất hết ngày này qua ngày khác, bị họ mắng mỏ chửi rất nhục nhã nhưng vẫn phải cười nói dỗ dành họ gia hạn thời gian trả nợ.

Có lẽ lo nghĩ nhiều ăn uống thất thường nên bệnh đau dạ dày của chồng lại tái phát. Tôi hối thúc anh đi khám mua thuốc uống nhưng biết trong nhà không có tiền nên anh chịu đau chứ không chịu đi bệnh viện.

Hơn tuần nay, tôi phải vay bà ngoại từng đồng để lo tiền chi tiêu sinh hoạt trong nhà. Những bữa ăn đầy đủ chất không còn nữa mà thay vào đó chỉ là bữa cơm đạm bạc có cơm rau là món chủ đạo.

Vợ chồng tôi đang nợ đầm đìa, bác giúp việc hứa cứu giúp kèm theo một điều kiện khiến chúng tôi bối rối - 1
Tôi hối thúc anh đi khám mua thuốc uống nhưng biết trong nhà không có tiền nên anh chịu đau. (Ảnh minh họa).

3 tháng nay tôi không có tiền trả lương cho bác giúp việc. Nhiều lần tôi muốn gửi 2 đứa con nhỏ về nhà ngoại trông nom và cho người làm nghỉ nhưng bác ấy không chịu nghỉ làm.

Bác Hạ bảo:

“Tôi có đòi tiền lương đâu mà anh chị phải cuống lên đuổi tôi đi là sao. Cứ để tôi ở lại làm, khi nào có tiền thì trả không có thì thôi, tôi chỉ muốn được chăm sóc những đứa cháu đáng yêu của bà thôi”.

Gia cảnh bác Hạ thật éo le. Chồng mất sớm, có mỗi đứa con để tuổi già nương tựa, nào ngờ lấy vợ được vài tháng thì mất. Chị con dâu hiện đã có chồng mới và những đứa con. Bác ấy chán cảnh sống lẻ loi một mình nên đi làm giúp việc.

Bác từng làm cho nhiều gia đình nhưng không tìm thấy sự ấm áp ở đó nên chỉ được vài tháng là nghỉ. Thế mà bác ấy làm ở nhà tôi từ ngày tôi sinh đứa con đầu lòng, đến nay đã 8 năm.

Bác bảo thích sống với gia đình tôi. Bác nhận xét vợ chồng tôi là những người hiền lành, thương người và trong nhà không bao giờ xảy ra cãi vã nhau.

Hôm chủ nhật vừa rồi trong nhà hết tiền, tôi bảo bác Hạ mua chịu tiền thịt và hẹn hôm sau trả. Thế mà bữa trưa hôm ấy bác lại nấu một câm cơm toàn những món đắt tiền khiến tôi không dám tin vào mắt nữa. Bác cho gia đình tôi ăn uống hoang phí thế thì biết lấy tiền đâu mà trả.

Vợ chồng tôi đang nợ đầm đìa, bác giúp việc hứa cứu giúp kèm theo một điều kiện khiến chúng tôi bối rối - 2
Bác giúp việc bảo có đòi lương đâu mà vợ chồng tôi suốt ngày đuổi việc. (Ảnh minh họa).

Nhìn những món ngon trong mâm, các con tôi vui sướng lao vào ăn uống như thể chưa bao giờ được ăn. Còn vợ chồng tôi bối rối nhìn nhau, không hiểu bác Hạ nghĩ gì nữa.

Khi các con ăn no và đi vào phòng thì bác Hạ mới chịu lên tiếng:

“Lâu nay bọn trẻ ăn uống khổ sở, tôi thương quá nên hôm nay bỏ tiền túi ra đãi bọn chúng, các cháu không phải lo trả nợ đâu, cứ ăn thỏa thích đi, mặc kệ ngày mai thế nào”.

Lời bác nói làm vợ chồng tôi cũng bớt nghĩ hơn và tập trung vào thưởng thức những món ngon. Khi mọi người đã no say, bác Hạ hỏi chuyện làm ăn của chúng tôi thế nào.

Chúng tôi coi bác như người nhà, bác hỏi nên cũng không dám giấu nữa mà nói hết sự thật. Khi biết tất cả thì bác Hạ nói:

“Tôi không con cái, không người thân, tương lai về già chắc phải vào viện dưỡng lão nương tựa. Thế nên tôi đã tích lũy được một khoản tiền cho tương lai. Thấy anh chị gặp khó khăn tôi không đành lòng đứng ngoài cuộc. Tôi sẽ giúp anh chị trả nợ, còn 2 người phải có trách nhiệm nuôi dưỡng tôi lúc về già”.

Chúng tôi kinh ngạc khi biết bác Hạ có 10 tỷ gửi tiết kiệm. Nhưng đó là tài sản của gia đình bác phải đổi bằng mồ hôi nước mắt mới có được, làm sao chúng tôi dám sử dụng nó. Với lại nhận tiền của bác rồi, không biết vợ chồng tôi có chăm sóc được bác lúc cuối đời hay lại "đi trước" như con trai bác thì sao, ở đời đâu ai nói trước được gì mà.

Theo mọi người, chúng tôi phải làm sao đây?

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.