Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 11/11/2021 16:14 (GMT+7)

Vì sao nhiều người không mắc Covid-19 dù tiếp xúc gần với ca dương tính?

Theo dõi GĐ&PL trên

Nghiên cứu mới cho thấy một số người có kết quả âm tính với Covid-19 dù tiếp xúc gần vì tế bào T của họ nhanh chóng tiêu diệt virus.

Thế giới ghi nhận các trường hợp dù cả gia đình dương tính với Covid-19 nhưng vẫn có những thành viên tiếp xúc gần vẫn âm tính với virus.

Hiện các nhà khoa học đã tìm ra lời giải thích, theo đó phát hiện một tỷ lệ người bị “nhiễm trùng đột phá”, trong đó virus xâm nhập vào cơ thể nhưng bị tế bào T của hệ miễn dịch loại bỏ ở giai đoạn đầu. Điều này đồng nghĩa các xét nghiệm PCR và kháng thể lúc này sẽ cho kết quả âm tính.

Khoảng 15% nhân viên y tế được theo dõi trong đợt đại dịch đầu tiên ở London, Anh, có vẻ phù hợp với kịch bản này, theo Guardian.

Nghiên cứu mới nhất đã theo dõi chặt chẽ các nhân viên y tế về các dấu hiệu nhiễm bệnh và phản ứng miễn dịch trong đợt đại dịch đầu tiên. Mặc dù có nguy cơ phơi nhiễm cao nhưng 58 người tham gia không có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 ở bất kỳ thời điểm nào.

Tuy nhiên, các mẫu máu lấy từ những người này cho thấy họ có sự gia tăng các tế bào T phản ứng với Covid-19, so với các mẫu được lấy trước khi đại dịch bùng phát và so với những người hoàn toàn không tiếp xúc với virus. Họ cũng có sự gia tăng một dấu hiệu nhiễm trùng khác trong máu.

Vì sao nhiều người không mắc Covid-19 dù tiếp xúc gần với ca dương tính?
Tế bào lympho T trong bộ nhớ cung cấp phản ứng miễn dịch với khả năng nhận biết các kháng nguyên đã gặp trước đó. Ảnh: AFP/Getty.

Nghiên cứu cho thấy một nhóm nhỏ những người đã có tế bào T ghi nhớ từ các lần nhiễm trùng trước đó từ các virus corona theo mùa khác gây ra cảm lạnh thông thường, điều này đã bảo vệ họ khỏi Covid-19.

Các tế bào miễn dịch này sẽ “đánh hơi” protein trong bộ máy tái tạo - bộ phận mà SARS-CoV-2 có chung với các loại virus corona khác. Ở một số người, phản ứng này đủ nhanh và mạnh để tiêu diệt virus từ giai đoạn đầu.

“Những tế bào T tồn tại từ trước này đã sẵn sàng để nhận ra SARS-CoV-2", Leo Swadling, nhà miễn dịch học tại Đại học College London và là tác giả chính của báo cáo, cho hay.

Phát hiện này đặc biệt có ý nghĩa vì phản ứng miễn dịch của tế bào T có xu hướng tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài hơn, thường là vài năm thay vì vài tháng, so với các kháng thể.

Gần như tất cả các loại vaccine Covid-19 hiện có đều tập trung vào việc tạo kháng thể chống lại protein gai giúp SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào. Các kháng thể trung hòa này giúp bảo vệ tuyệt vời chống lại bệnh tật nặng. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch suy giảm theo thời gian.

Phát hiện mới có thể mở đường cho một thế hệ vaccine mới nhắm vào phản ứng của tế bào T, vốn có thể tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài hơn nhiều.

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.