Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 11/09/2022 10:20 (GMT+7)

Từ vụ cô gái miệng biến dạng sau tiêm filler môi: BS cảnh báo điều quan trọng khi đi làm đẹp

Theo dõi GĐ&PL trên

BS cảnh báo những điều quan trọng khi đi tiêm filler môi: Lựa chọn bác sĩ giỏi thực hiện; Chọn chất tiêm filler môi đảm bảo, tuyệt đối không được ham rẻ.

Phẫu thuật thẩm mỹ là phương pháp làm đẹp ngày càng thịnh hành và được nhiều chị em lựa chọn. Không thể phủ nhận rằng thẩm mỹ an toàn, lành mạnh có thể cải thiện những khuyết điểm trên cơ thể, nhưng bên cạnh đó có không ít ca phẫu thuật lỗi, gây xôn xao dư luận.

Thời gian gần đây, cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ hình ảnh của 2 cô gái bị tai biến nặng vùng môi sau khi tiêm filler. Được biết, bệnh nhân là chị L.N.H.T (25 tuổi, ở Bình Chánh) và chị T.H (30 tuổi, ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Cả hai nhập viện trong tình trạng môi sưng to, đau nhức, sờ vào có khối cứng lổn nhổn bên dưới môi. Trước đó, cả hai người này đều từng đến spa để tiêm filler làm đẹp môi với giá 2,5 - 3,5 triệu đồng.

moi-1-1662709124381923498425.jpg
Môi chị T. biến chứng nặng sau khi tiêm filler môi.

Quan sát về trường hợp này, Ths.Bs CKII Cao Ngọc Duy (Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Thẩm mỹ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) đánh giá: Môi của 2 bệnh nhân trên có thể đã bị viêm do cơ sở spa không tuân thủ kiểm soát nhiễm khuẩn trong lúc tiêm, điều đó khiến vi khuẩn xâm nhập vào vị trí tiêm. Đồng thời, có thể những cơ sở này đã sử dụng loại filler kém chất lượng, không có nguồn gốc, không đảm vô trùng.

Ths.BS Duy cho rằng, trường hợp này cần phải điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm, tiêm thuốc giải filler, chăm sóc vết thương hàng ngày để tránh tối thiểu biến chứng.

Ths.Bs CKII Cao Ngọc Duy cũng cho biết, tiêm filler môi nghĩa là đưa acid hyaluronic vào môi để làm đầy và tạo độ căng cho môi, đây là một phương pháp làm đẹp khá được ưa chuộng. Bởi phương pháp này có thể cải thiện hiệu quả tình trạng môi mỏng, môi không có viền, môi không cân đối, tạo dáng môi, giúp đôi môi căng mọng, giảm những vết nhăn trên môi do lão hóa, cải thiện tình trạng môi thâm... Đáng nói, tiêm filler môi là thủ thuật đơn giản, chị em không cần phẫu thuật xâm lấn, thời gian thực hiện nhanh, không cần nghỉ dưỡng nên càng được mọi người yêu thích.

tiem-filler-moi.jpeg
Tiêm filler môi nghĩa là đưa acid hyaluronic vào môi để làm đầy và tạo độ căng cho môi, đây là một phương pháp làm đẹp khá được ưa chuộng.

Tuy nhiên, tiêm filler môi cũng tiềm ẩn không ít rủi ro cho sức khỏe nếu không được thực hiện an toàn. Dưới đây là một số khuyến cáo của Ths.Bs CKII Cao Ngọc Duy.

Nếu muốn thẩm mỹ môi bằng cách tiêm filler, chị em cần lưu ý điều gì thưa bác sĩ?

Ths.Bs CKII Cao Ngọc Duy: Tiêm filler môi tuy đơn giản nhưng vẫn có thể gây ra biến chứng nếu như chất liệu tiêm filler kém chất lượng, tay nghề của bác sĩ thực hiện kém. Trên thực tế, đã có trường hợp gặp tình trạng môi xưng tím, phát triển thành khối u cục tại môi. Đáng nói, với trường hợp tiêm filler môi vào mạch máu sẽ ngăn chặn lưu thông máu đến vùng này và làm khối máu tích tụ và hoại tử môi. Nhiễm trùng, áp xe có thể khiến môi bị biến dạng vĩnh viễn.

Ths.Bs_Cao_Ngoc_Duy-79752.jpg
Ths.Bs CKII Cao Ngọc Duy.

Ngược lại nếu như tiêm filler môi đúng quy trình thì bạn hoàn toàn không phải lo lắng về những nguy hiểm có thể xảy ra. Sau vài tháng hoặc vài năm tiêm filler, môi của mọi người sẽ trở về trạng thái ban đầu mà không gây bất cứ ảnh hưởng nào.

Để tiêm filler môi an toàn, chị em cần lưu ý: Lựa chọn bác sĩ giỏi thực hiện; Chọn chất tiêm filler môi đảm bảo, tuyệt đối không được ham rẻ.

Đối tượng nào không nên làm đẹp bằng cách tiêm filler môi, thưa BS?

Ths.Bs CKII Cao Ngọc Duy:Đối tượng không nên tiêm filler môi đó là phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh về máu, mắc bệnh tim, huyết áp, hoặc dị ứng, những người có khuôn môi thô dày không có chỉ định tiêm.

Để biết bản thân có phù hợp với hình thức làm đẹp này hay không, bạn nên đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi thực hiện.

1540468645-525-untitled-10-1540463052-width650height653.jpg
Phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh về máu, mắc bệnh tim, huyết áp... không nên tiêm filler vùng môi.

Sau khi tiêm filler môi, cần chăm sóc cơ thể thế nào để tránh biến chứng?

Ths.Bs CKII Cao Ngọc Duy: Chị em cần uống nhiều nước hơn sau khi tiêm chất làm đầy. Cần nhớ không được massage vùng môi, không uống nước bằng ống hút trong vòng 1 ngày sau tiêm. Không nên tập thể dục quá sức trong một tuần sau khi tiêm. Không nên uống đồ có cồn, trang điểm sau khi tiêm 24h. Nếu có bất cứ bất thường nào ở môi sau khi tiêm, bạn cần liên hệ với bác sĩ thẩm mỹ ngay lập tức.

Cùng chuyên mục

Một phụ nữ nguy kịch sau hút mỡ tạo hình
Sáng 3/7, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã thông tin thêm về một trường hợp bị sự cố y khoa sau phẫu thuật hút mỡ, tạo hình thành bụng tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn (Phường 5, quận Tân Bình) và được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.